Phượng Hoàng cổ trấn đang chìm trong ngập lụt, đã tồn tại bao năm?

Trước khi bị nước lũ gây ngập lụt, Phượng Hoàng cổ trấn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

1. Phượng Hoàng cổ trấn thuộc tỉnh nào của Trung Quốc?

A. Giang Tây

B. Hồ Nam

Phượng Hoàng cổ trấn là một thị trấn cổ của Trung Quốc, nằm tại huyện Phượng Hoàng, thuộc châu tự trị Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

C. Tân Cương

2. Nguồn gốc tên “Phượng Hoàng cổ trấn”?

A. Dựa theo tích xưa

Nguồn gốc của tên gọi “Phượng Hoàng cổ trấn” có nhiều dị bản khác nhau, nhưng thông dụng và hợp lý nhất vẫn là huyền tích gắn với một đôi chim Phượng Hoàng. Theo đó, đôi chim, vốn tu luyện ngàn năm bên Đức Phật, một lần bay qua phát hiện trấn cổ chìm trong biển lửa. Thương xót người dân, đôi chim đã cùng nhau lao vào dập lửa, rồi hy sinh tính mạng để cứu lấy thị trấn. Từ đó, trấn cổ lấy tên Phượng Hoàng để cảm tạ đôi chim thiêng.

B. Dựa theo một bài thơ cổ

C. Do người lập ra trấn đặt

3. Phượng Hoàng cổ trấn đã tồn tại bao nhiều năm?

A. Hơn 2.000 năm

Khu danh thắng Phượng Hoàng cổ trấn hình thành dưới thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên), đến nay đã có có bề dày hơn 2.000 năm lịch sử.

B. Hơn 2.500 năm

C. Hơn 3.000 năm

4. Phượng Hoàng cổ trấn gắn liền với con sông nào?

A. Hoàng Hà

B. Châu Giang

C. Đà Giang

Các công trình kiến trúc trong Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng dọc hai bên sông Đà Giang, một nhánh của sông Trường Giang. Con sông này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương trong nhiều thập kỷ, là nơi phụ nữ giặt giũ quần áo, đàn ông đánh bắt cá. Ngày nay, sông là nơi tham quan ngắm cảnh của người dân địa phương và du khách nước ngoài.

5. Thị trấn cổ này là nơi sinh sống của người dân tộc nào?

A. Người Choang, Hồi và Hán

B. Người Mãn, Hà Nhì và Hán

C. Người Thổ Gia, Miêu và Hán

Phượng Hoàng là nơi sinh sống chủ yếu của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán. Do đó, các công trình kiến trúc tại đây đều ảnh hưởng từ văn hóa các dân tộc này.

6. Đa phần kiến trúc lớn của Phượng Hoàng cổ trấn giữ lại đến ngày nay là từ thời nào?

A. Nhà Đường

B. Nhà Thanh

Toàn bộ những kiến trúc cổ lớn của Phượng Hoàng còn giữ lại cho đến nay đa phần đều là công xây dựng từ thời nhà Thanh (1644 – 1911), do người Hán cùng người Miêu hoàn thành.

C. Nhà Minh

7. Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng nhất với bao nhiêu cây cầu?

A. 9

B. 10

Sông Giang Đà chỉ chảy qua Phượng Hoàng cổ trấn một đoạn ngắn, nhưng có đến 10 cây cầu bắc ngang, gồm: Đá Nhảy, Hồng Kiều (cầu vồng), cầu Gỗ, Vân Kiều (mây), Tuyết Kiều (tuyết), Phong Kiều (gió), Vụ Kiều (sương mù), Vũ Kiều (mưa), Nam Hoa Đại Kiều, cầu Trăng.

C. 11

8. Món ăn nào là đặc sản của Phượng Hoàng cổ trấn?

A. Bánh tép

Cùng với lẩu cá cay, bánh tép là đặc sản nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn. Bánh tép có nguyên liệu đơn giản, gồm tép trộn cùng bột nêm gia vị chiên trong chảo dầu. Người ăn thường thích quét thêm chút sa tế lên bánh trước khi dùng. Tép để làm bánh được cửa hàng đánh bắt trực tiếp từ sông Đà Giang.

B. Bánh kếp hành

C. Bánh kẹp

9. Phượng Hoàng cổ trấn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

A. 2007

B. 2008

Phượng Hoàng cổ trấn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 28 tháng 3 năm 2008.

C. 2009

10. Phượng Hoàng cổ trấn là quê hương của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc nào?

A. Lỗ Tấn

B. Tào Tuyết Cần

C. Thẩm Tòng Văn

Thẩm Tòng Văn (1902-1988) là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc hiện đại, sánh cùng Lỗ Tấn. Lúc sinh thời, ông sống ở Phượng Hoàng cổ trấn. Sau khi ông mất, ngôi nhà và ngôi mộ của ông trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.

Số câu trả lời đúng

Tú Oanh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/van-hoa/phuong-hoang-co-tran-dang-chim-trong-ngap-lut-da-ton-tai-bao-nam-1683196.tpo