Phú Thọ: Trường Mầm non Tiên Cát 5 năm xây dựng trường lấy trẻ làm trung tâm

Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh học sinh, qua đó làm tốt công tác tuyên truyền đối với xã hội về giáo dục mầm non. 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm' được triển khai kịp thời, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Sau 5 năm thực hiện (2016 - 2020), Trường Mầm non Tiên Cát (TP Việt Trì,tỉnh Phú Thọ) đã thu hút sự tham gia, ủng hộ của các bậc phụ huynh, tạo bước chuyển biến trong nhà trường tăng cường các điều kiện cho hoạt động giáo dục của trẻ tại nhóm, lớp, làm thay đổi diện mạo nhà trường hiện nay.

Tổ chức lễ giáng sinh 2020

Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Do đó, trong 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề, nhà trường đã tham mưu các cấp đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, môi trường học tập trong và ngoài lớp học như: mở rộng diện tích, xây dựng nhà lớp học, khuôn viên nhà trường;Trong năm học 2018-2019 địa phương đã tập trungmở rộng khuôn viên và xây dựng một dãy nhà 3 tầng gồm 8 phòng học, 4 phòng chức năng tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chú ý tăng cường đầu tư, bổ xung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, học liệu cần thiết phục vụ môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng như trong phòng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Khu vui chơi vận động, khu vườn cổ tích, khu thực hành trải nghiệm, khu vực chụp ảnh, khu vực vườn hoa, thảm cỏ, trang trí các mảng tường, làm đồ chơi tự tạo….Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương; Các lớp xây dựng góc thiên nhiên, khu khám phá khoa học với các trò chơi như: Chơi với cát, chơi sỏi, pha và thổi màu, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ tranh cát, đong đo nước, thực hành kỹ năng vắt sữa bò, kỹ năng đan tết, kỹ năng kẹp gắp…..tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp học cũng như của nhà trường.

Cô và trò ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai lũ lụt.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng nhà trường cho biết; Nhà trường đã chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp.Để kích thích sự hứng thú hoạt động ở trẻ, nhà trường đã chỉ đạo các lớp trang trí môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, sáng tạo và có sự đổi mới thường xuyên, nội dung các bài tập mở phong phú đa dạng và phù hợp từng chủ đề, chấm trang trí nhóm lớp, tạo môi trường học tập.Qua 05 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”môi trường trong các lớp được giáo viên thiết kế các góc mở để trẻ vui chơi trải nghiệm hàng ngày, môi trường ngoài lớp có nhiều đổi mới sáng tạo, trẻ thích được đến trường để được khám phá trải nghiệm.

Học sinh biết tổ chức nhóm hoạt động

Sau 05 năm thực hiện chuyên đề, trường mầm non Tiên Cát đã thu được những kết quả nổi bật như sau:Cán bộ quản lý: Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý được nâng cao, có nhiều sáng tạo trong xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch trong quá trình thực hiện chuyên đề. Xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo yêu cầu, bám sát công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo. Xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Làm tốt công tác chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nghiêm túc, tích cực thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.. Đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh.Môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học: Môi trường giáo dục trong nhà trường luôn đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho cô và trẻ. Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường luôn gần gũi, thân thiện và cởi mở, cô và trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Môi trường vật chất trong và ngoài lớp học xanh sạch đẹp, đã được bố trí, sắp xếp, phát triển đúng định hướng của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Nhà trường đã tạo được các góc chơi cho trẻ ở 100% các lớp. Bố trí sân chơi có mái che thoáng mát tại sân trường, quy hoạch các khu vực phát triển vận động, khu khám phá khoa học, khu chợ quê, làng nghề, siêu thị, khu chụp ảnh nghệ thuật, khu vườn cổ tích....cho trẻ tham gia trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi, phù hợp. Có các thiết bị đồ chơi tự tạo, nguyên liệu thiên nhiên làm học liệu cho trẻ vui chơi. Phát huy tính năng sử dụng của các loại đồ chơi ở sân trường có hiệu quả.

Giờ học của cô và trò

Cơ sở vật chất các phòng học phòng chứcnăng khang trang đã mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm một dãy nhà 3 tầng gồm 8phòng học, 4 phòng chức năng đạt theo quy định của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Trườnghiện có 14 phòng học, đầy đủ phòng chức năng, đầy đủ trang thiết bị dạy học. Khuôn viênrộng hơn 2000m2, có bếp ăn một chiều đúng quy định, sân trường rộng rãi, được lát gạch sạchsẽ đảm bảo an toàn.Giáo viên có năng lực về chuyên môn, năng động sáng tạo, có kỹ năng xây dựng và thiết kế các góc mở trong lớp đẹp, an toàn, đã sử dụng nhiều vật liệu sẵn có thiết kế sáng tạo hơn 100 loại đồ dùng, đồ chơi và các trò chơi tại các góc cho trẻ thường xuyên được khám phá trải nghiệm. Đặc biệt năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên có sự phát triển rõ rệt, các cô luôn chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều đổi mới, việc đánh giá sự phát triển của trẻ được thực hiện đúng mục đích, yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non; thu hút được sự hứng thú học tập vui chơi của trẻ, trẻ tham gia hoạt động hứng thú, đã tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh yên tâm gửi trẻ trong trường.Trẻ: 100% trẻ được tham gia hoạt động tại các góc mọi lúc, mọi nơi; được trực tiếp trải nghiệm, được khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ liên tưởng phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự do thể hiện ý tưởng của trẻ khi tham gia vào các hoạt động giáo dục và lĩnh hội đầy đủ kiến thức và kĩ năng cần thiết, đặc biệt phát triển năng lực bản thân. Cha mẹ trẻ: Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Tích cực chủ động phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, sẵn sàng tham gia các hoạt động của nhà trường và sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu, kinh phí, ngày công lao động... cùng nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại địa phương.

Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ.

Trường Mầm non Tiên Cát đã triển khai đồng bộ các biện pháp và thực hiện hiệu quả chuyên đề "Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020. Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn để xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời cho các cháu tạo môi trường thân thiện để trẻ có nhiều cơ hội được khám phá và thực hành trải nghiệm. Nhà trường đã làm được nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguồn vật liệu đã qua sử dụng; xây dựng góc học tập để các cháu được vui chơi, tìm hiểu và học tập được tốt hơn. Giáo viên đã thiết kế được môi trường giáo dục trong lớp và môi trường ngoài trời theo hướng lấy trẻ là trung tâm; sắp xếp, trang trí môi trường sư phạm trong, ngoài lớp luôn sáng – xanh – sạch – đẹp. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã kết hợp việc đưa hình ảnh minh họa, các câu ca dao, tục ngữ hoặc trò chơi vào các bài giảng. Những việc làm đó tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, giúp cho trẻ có thêm hứng thú để học tập, tiếp thu bài giảng được hơn, đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã giúp cho trẻ có những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi. Những hiệu quả đó bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày một tốt hơn. Đặc biệt trong 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trường Mầm non Tiên Cát đã vinh dự được Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen.

Đình Thơm

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/phu-tho-truong-mam-non-tien-cat-5-nam-xay-dung-truong-lay-tre-lam-trung-tam-81840