Phụ nữ Trung Quốc 'khốn đốn' vì học hàm cao

Để có được học hàm cao trong giáo dục Trung Quốc, phần lớn phụ nữ nước này sẽ rất khó khăn mới có thể với tới ước mơ.

Phụ nữ Trung Quốc vẫn đặt ưu tiên hàng đầu cho việc chăm sóc con cái sau khi kết hôn. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, chỉ khoảng 38.63% nghiên cứu sinh tại Trung Quốc là nữ giới trong năm 2016.

Ảnh minh họa. Nguồn:SCMP

Các nhà quan sát cho rằng, việc kết hôn và sinh con đã khiến cho phụ nữ thay đổi suy nghĩ. Các ưu tiên hàng đầu luôn đặt gia đình lên trên hết. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, sự mất cân bằng này là do hệ thống giáo dục Trung Quốc ngày cung đòi hỏi cao.

Bà Xiao Hui, một giáo sư tại Đại học Kansas cho biết: “Có những thứ hùng biện đáng sợ khi cho rằng phụ nữ có học hàm tiến sỹ được gắn mác “giới thứ ba, không phải nam mà cũng không phải nữ. Sự kỳ thị xã hội đối với phụ nữ có học hàm cao đã tạo nên nỗi sợ hãi đối với các phụ nữ trẻ Trung Quốc hiện nay”, bà Xiao Hui nói.

“Áp lực sau khi kết hôn và có con cái tạo nên rào cản cho phấn đấu của phụ nữ, đặc biệt là học cao hơn để lấy bằng tiến sỹ”, một nghiên cứu sinh tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc cho biết.

Jiang là một trong số 130.000 nghiên cứu sinh tại Trung Quốc đã tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và hiện đang tham gia chương trình tiến sỹ 6 năm liên tục.

“Việc chưa có gia đình sẽ thuận lợi hơn và không phải lo lắng trong thời gian nghiên cứu khoa học”, Jiang nói và cho biết hiện taiij vẫn còn độc thân.

Trong khi đó, Iris Yan - một nghiên cứu sinh khác 26 tuổi tại Đại học Bắc Kinh nói rằng, gia đình cô không hề gây áp lực cho việc sinh con. Tuy nhiên, Iris vẫn ý thực được thời gian đang trôi qua.

“Để có học hàm tiến sỹ đối với phụ nữ thì phải cần mất rất nhiều thời gian. Chắc phải 30 tuổi, tôi mới có con đầu lòng”, Iris cho hay.

“Trung Quốc vẫn luôn đánh giá cao các giá trị gia đình. Việc kết hôn và sinh con luôn là các ưu tiên đối với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn cần phải biết hài hòa giữa trách nhiệm gia đình và công việc của chính bản thân mình. Phụ nữ vừa có thể đảm đảm việc gia đình nhưng sẽ phải đối mặt với khó khăn nếu muốn theo đuổi giấc mơ học tập cao hơn”, bà Xiao nói./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/phu-nu-trung-quoc-khon-don-vi-hoc-ham-cao-356933.html