Phụ huynh cần biết: Thi cử có phải là stress?

Mùa thi đang diễn ra với sức 'nóng hầm hập' nên các thông tin xung quanh việc thi cử trên báo chí điện tử và mạng xã hội được các bậc phụ huynh và học sinh đặc biệt quan tâm. Nhưng thi cử có phải là stress là điều không phải ai cũng biết để có ứng xử phù hợp với con em, học sinh của mình trong giai đoạn này. VÌ thế, Viettimes xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn - Trường Bộ môn Tâm thần của Trường Đại học Y Hà Nội.

Trong phòng thi (ảnh: Minh Thúy)

Trong phòng thi (ảnh: Minh Thúy)

Đến thời điểm hiện tại chắc trong mỗi chúng ta ai cũng trải qua một vài kỳ thi: thi hết học kỳ, thi vượt cấp, thi đại học, thi các văn bằng chứng chỉ… và đến mỗi mùa hè khi kết thúc học kỳ thì cũng là lúc các học sinh tập trung ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học quan trọng trong đời.

Trước đây các kỳ thi đại học đước diễn ra tại các trường đại học đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh (đề riêng hoặc đề chung) nhưng hiện nay theo chương trình đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT được áp dụng để lấy điểm xét tuyển đại học đã làm thay đổi nhiều về cách thức cũng như quan điểm của học sinh và phụ huynh cúng như xã hội về thi đại học.

Theo tiến trình lịch sử Việt Nam cũng như một số nước Á Đông có truyền thống học tâp và thi cử từ nghìn năm nay. Từ thời phong kiến chúng ta đã có những thí sinh trải qua nghìn dặm đường để thi cử và sau thời độc lập đất nước các vị vua hiền đều mở các khóa thi, trường học để dậy học và tuyển người tài cho đất nước. Truyền thống đó cứ tiếp nôi đến ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển và nhu cầu học các chuyên ngành khác nhau yêu cầu các trường đại học tuyển chọn và đào tạo cung cấp nhân tài cho đất nước. Vì vậy trường đại học vẫn là cánh cửa lớn với mỗi thí sinh nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách thức, kỳ vọng với thí sinh và gia đình.

Khía cạnh thi cử

Mỗi môn thi cũng như mỗi kỳ thi đều là những khoảng thời gian các thí sinh phải tập trung cao nhất, hội tụ tối đa những kiến thức của bản than đã học, thực hành để trả lời những đề bài đưa ra. Và với mỗi đề bài, với mỗi thí sinh đưa ra các câu trả lời với khả năng của mình trong thời gian quy định của môn, kỳ thi. Khi kết thúc sẽ là kết quả thi đạt được, thí sinh đón nhận kết quả với nhiều cảm xúc khác nhau.

Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới cũng có các kỳ thi vào đại học. Nhưng mỗi nước có cách chọn lựa khác nhau.

Trước giờ thi (ảnh: Minh Thúy)

Singapore là nước có cách chọn lựa từ rất sớm.Sau khi học hết cấp 1, học sinh Singapore sẽ phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học quốc gia PSLE (Primary School Leaving Examination). Căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (PSLE), bộ Giáo dục Singapore sẽ xếp học sinh vào các trường trung học cơ sở phù hợp. Kết thúc khóa học trung học , học sinh sẽ thi lấy chứng chỉ “O” level (Ngoại trừ Integrated Programme). Chứng chỉ “O” level được sử dụng để xét và các trường dự bị đại học (Junior Colleges), học viện công lập (Polytechnics), viện đào tạo (Institutes), trường dạy nghề (Vocational). Như vậy những em trong nhóm được xếp hạng cao nhất thường tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học sau khi tốt nghiệp trung học, và nhóm xếp hạng thấp nhất thường đi học nghề.

Người Hàn Quốc quan niệm nếu ngủ 5 tiếng mỗi đêm, học sinh hãy quên việc vào đại học đi.

Áp lực thi đại học ở Hàn Quốc rất lớn. Vì vậy, ngay từ những năm trung học phổ thông, học sinh đã phải học tập rất vất vả để có thể ghi tên vào bảng vàng. Thông thường, các học sinh thức dậy vào 6h hàng ngày. Buổi học tại trường bắt đầu từ 7h30, kéo dài đến 17h. Sau đó, mọi người ở lại trường để tự học và ăn tối, thường là để xem lại những gì đã học ngày hôm đó và nghiên cứu trước những thứ sẽ học vào ngày mai.

Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc được gọi là Suneung hoặc tiếng Anh là CSAT. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, giống như thi SAT ở Mỹ. Học sinh Hàn Quốc sẽ hoàn thành 7 môn gồm Quốc ngữ, tiếng Anh, Hóa học, tiếng Trung cơ bản, Toán học, Khoa học xã hội và thi nghề. Kỳ thi diễn ra trong 9 giờ.

Những người đạt điểm xuất sắc vẫn có thể vào một trong các đại học SKY (bộ 3 trường danh tiếng hàng đầu ở Hàn Quốc gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei)

Trung Quốc, kỳ thi đại học lớn nhất thế giới

Khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi này hàng năm, nhưng chỉ 2% (tương đương với chỉ trong số đó được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, và chỉ 0,05% vào được Thanh Hoa và Bắc Kinh – được coi là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc.

Vì tính chất "sống còn" của cuộc thi, không ít những phương pháp đã được áp dụng để tăng khả năng tập trung như: uống thuốc tăng trí nhớ, truyền dịch để tăng khả năng tập trung,… Thậm chí, còn có những thí sinh nữ, vì lịch thi trùng với kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều phụ huynh đã phải đặt phòng khách sạn gần trường để con cái nghỉ ngơi giữa các bài thi, chặn đường quanh điểm thi để hạn chế tiếng ồn.

Tại Mỹ điểm đầu vào chia nhóm trường đại học

Điểm ACT hoặc SAT: ACT (American College Testing) và SAT (Scholastic Assessment Test ) là hai kì thi được dùng để đánh giá đầu vào đại học của học sinh ở Mỹ. Hai kì thi này tương đương với nhau về mục đích và sự phổ biến; điểm thi của học sinh trong một trong hai kì thi này là yếu tố quan trọng trong quá trình xét học bổng đại học Mỹ.

SAT là bài thi kiểm tra khả năng tư duy, viết và toán với cả học sinh Mỹ và học sinh quốc tế, do tổ chức College Board ra đề. SAT mất ba giờ để hoàn thành, cộng thêm 50 phút cho bài luận SAT. Điểm số trong phạm vi SAT từ 400 đến 1600, kết hợp các kết quả kiểm tra từ hai phần 200 đến 800 điểm: Toán học, và Đọc và Viết quan trọng

Điểm SAT từ 1.700 đến1.800/2.400 sẽ giúp học sinh có cơ hội xin học bổng tại các trường đại học. Nếu các em muốn nhắm vào các trường như Harvard, Stanford, hay các trường trop Top 50, SAT trên 2.000 là mức điểm cần thiết.

Đối với học sinh nước ngoài Điểm học tập: lấy từ lớp 9 đến lớp 12 thường đạt 8.0 trở lên. Và Điểm TOEFL/IELTS: đánh giá tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào theo các trường đại học yêu cầu.

Vào phòng thi (ảnh: Minh Thúy)

Khía cạnh stress

Stress là một thuật ngữ tiếng Anh dùng trong vật lý để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ 17: dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra phản ứng căng thẳng.

Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi từ y học, tâm lý, xã hội, văn hóa... Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau.

Theo J. Delay “ stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với tình huống đang đe dọa”. Trong khái niệm này Stress bao gồm: 1)Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress. 2) Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress. Đáp ứng gồm 3 giai đoạn: a)Báo động, b)Kháng cự thích nghi, c) Suy kiệt, bệnh lý.

Vì vậy đối với mỗi khó khăn trong cuộc sống chúng ta đều có hệ thống báo động do tình huống stress gây ra, cơ thể sẽ huy động các yếu tố để kháng cự, thích nghi với stress giúp chúng ta vượt qua và có kinh nghiệm với stress sau này. Một số trường hợp không thích ứng được sẽ gây ra các hiện tượng bệnh lý do stress: cảm thấy mệt mỏi không thể đương đầu với mọi việc hoặc cảm thấy bị áp lực. Có thể có những triệu chứng cơ thể như mất ngủ, đau đầu, đau bụng hoặc đau ngực, hồi hộp

Các hiện tượng thường sảy ra trong mùa thi

Đối với các bạn thí sinh dự thi, giai đoạn chuẩn bị luôn có một chút lo lắng và sức ép tâm lý nhưng điều đó giúp các bạn chăm chỉ, nỗ lực hơn trong việc học tập.

Có khi thí sinh than phiền luôn có cảm giác không học hết được trước lúc thi và điều này gây tâm lý lo lắng, căng thẳng phải học ngày học đêm.

Vào mùa thi nóng nực có thể nhiều học sinh gặp phải trong thời gian ôn và thi như hiện tượng chóng mặt, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất đi trong vòng vài phút

Ở một mức độ cao hơn, khi gặp lo lắng trong những tình huống đột ngột, con người thường có các biểu hiện sinh học như: chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, tim đập dồn dập...

Nhiều biểu hiện tâm lý tiêu cực lúc ôn thi như buồn chán, suy nghĩ bi quan, cáu gắt với người than, không muốn thi, thậm chí muốn bỏ thi

Sau mỗi kỳ thi khi đón nhận kết quả sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau theo điểm số và kỳ vọng của thí sinh và gia đình. Nặng nhất là sự thất vọng, tự ty và có thể có những ý nghĩ tiêu cực.

Phân tích các yếu tố:

Stress hay tác nhân gây sang chấn là những sự việc, hiện tượng luôn sảy ra trong cuộc sống tác động mạnh đến tâm lý của con người, gây ra những phản ứng tiêu cực như lo lắng, mất bình tĩnh, buồn bã, chán nản. Nhưng đây là hiện tượng bình thường của con người, có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi và mỗi người lại gặp stress trong hoàn cảnh khác nhau.

Thi cử đã có từ ngàn đời và con người trải qua nhiều kỳ thi khác nhau suốt cuộc đời. Hiện nay thi đại học vẫn là kỳ thi quan trọng với các thí sinh và gia đình. Quá trình thi đại học cũng có nhiều giai đoạn từ chuẩn bị ôn thi đến tham gia kỳ thi trong những ngày nhất định và phản ứng tâm lý sau kỳ thi là những điều không thể tránh khỏi.

Tích cực

Áp lực là yếu tố con người phải vượt qua vì vậy khi biết được điều này các thí sinh và gia đình có sự chuẩn bị tốt nhât cho mỗi kỳ thi. Có sự chuẩn bị tốt thí sinh sẽ tự tin hơn khi thi.

Qua mỗi lần ôn luyện đánh giá năng lực được các thí sinh sẽ biết dược năng lực đưa ra kỳ vọng và mục tiêu vừa với năng lực với thí sinh

Sau mỗi lần stress thí sinh sẽ có nhiều kinh nghiệm biết cách đối phó và vượt qua tốt hơn

Tiêu cực

Với các thí sinh đứng trước mỗi kỳ thi đều có sự lo lắng nhất định, có khi gia đình cũng lo lắng nên phản ứng quá mức với thi cử: học quá sức, hay mệt mỏi

Một số thí sinh ôn luyện quá mức, không bố trí phù hợp thời gian nghỉ ngơi học tập hợp lý cũng có thể dẫn tới biểu hiện suy nhược, mệt mỏi không đạt được trạng thái tốt nhất khi thi

Sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình, nhà trường… khi kết quả thi không như mong đợi là những yếu tố bất lợi với thí sinh khi ôn thi, làm bài, nhất là với kết quả không như mong muốn dễ gây ra các phản ứng tâm lý tiêu cực.

Kết luận

Mục tiêu của kỳ thi là kết quả đạt được vì vậy các thí sinh, gia đình, cũng như toàn xã hội lấy đó là cơ sở đánh giá

Thi cử thật sự là stress nhưng đó là điều thiết yếu với mỗi thí sinh phải trải qua.

Để tránh hậu quả xấu do stress thi cử thì thí sinh và gia đình nên có sự chuẩn bị tốt cả về thể chất và tâm lý.

PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/phu-huynh-can-biet-thi-cu-co-phai-la-stress-post134411.html