Phòng không Việt Nam-đấu sức và đấu trí với Không quân Mỹ

Để có phi công Việt Nam tăng khả năng phát hiện kịp thời các máy bay của đối phương và hoạt động có hiệu quả trong điều kiện tầm nhìn hạn chế...

Nga công bố hồ sơ mới Hệ thống phòng không Việt Nam

Vào cuối năm 1965, Liên Xô cung cấp cho VNDCCH một lô 10 chiếc “máy bay đánh chặn” MiG-17PF ( tiếng Nga- МиГ-17ПФ). Tiêm kích MiG-17PF được trang bị kính ngắm bắn radar RP-5 “ Izumrud” đảm bảo tự động bám mục tiêu ở cự ly 2 km.

MiG-17PF

Thay cho pháo 37 ly, trên MiG-17PF có lắp khẩu pháo thứ ba cỡ nòng 23 ly. Ngoài thiết bị ngắm bắn radar, MiG-17PF còn có radar “Sirena” cảnh báo máy bay bị phủ sóng radar của đối phương và chỉ thị dẫn đường NI-50B.

Hệ thống phòng không Việt Nam-Ngày đầu chống Mỹ

Tuy nhiên, đến giữa những năm 60 thì thiết bị ngắm RP-5 “Izumrud” đã không còn đáp ứng được các yêu cầu hiện đại và vì thế mà MiG-17PF không được sử dụng rộng rãi trên không phận Bắc Việt Nam.

J-5 sơn ngụy trang của Trung Quốc được Không quân VNDCCH tiếp nhận vào đầu những năm 1970.

Xung đột càng leo thang, quy mô viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Việt cũng tăng tương ứng. Không quân Bắc Việt Nam, ngoài các máy bay tiêm kích MiG-17F/PF của Liên Xô, còn được bổ sung các máy bay tiêm kích J-5 Trung Quốc.

Những máy bay tiêm kích Trung Quốc này (J-5) là phiên bản Trung Quốc của MiG-17F Liên Xô. Nhìn chung, chúng (MiG-17F và J-5) có các tính năng kỹ thuật- bay tương đương nhau và có vũ khí cùng loại.

Đồng thời với việc tiếp nhận các máy bay tiêm kích mới, đến cuối năm 1965 đã có nhiều phi công và nhân viên kỹ thuật (thợ máy) hoàn thành khóa đào tạo tại Liên Xô và Trung Quốc đã trở về nước.

Người Việt Nam nghiên cứu hết sức chi tiết chiến thuật hoạt động của Không quân Mỹ và phân tích diễn biến từng trận không chiến để rút kinh nghiệm. Họ cũng khai thác rất kỹ các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh để tìm ra các biện pháp đối phó thích hợp và hiệu quả.

MiG-21 Việt Nam các biến thể khác nhau

Ngoài các máy bay tiêm kích cánh hình mũi tên, Liên Xô cũng chuyển giao cho Việt Nam các máy bay tiêm kích MiG-21F-13 cánh hình tam giác.

Và tính chất các cuộc không chiến tại Việt Nam đã thay đổi hẳn sau khi những máy bay tiêm kích hiện đại MiG-21F-13 xuất hiện tại Việt Nam.

Máy bay tiêm kích MiG-21F-13

MiG-21F-13 ở độ cao lớn có thể đạt tốc độ đến 2.125 km/h và được trang bị một pháo 30 ly NR-30 ( tiếng Nga НР-30) cùng một cơ số đạn 30 viên. Ngoài ra, vũ khí của MiG-21F-13 còn có 2 tên lửa “không đối không” có điều khiển tầm gần R-3S (tiếng Nga- Р-3С) lắp đầu tự dẫn tầm nhiệt.

Tên lửa R-3S còn có tên gọi khác là K-13 được chế tạo theo mẫu tên lửa có điều khiển “không đối không” AIM-9 Sidewinder của Mỹ có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 0,9- 7,6 km.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vũ khí tên lửa của các MiG-21 biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên không cao bởi vì trong thành phần các trang thiết bị vô tuyến điện tử trên máy bay không có radar. Tên lửa được dẫn đến mục tiêu nhờ thiết bị ngắm quang học và máy đo xa vô tuyến.

Các trận không chiến đầu tiên của MiG-21 diễn ra vào tháng 4/1966 cho thấy các máy bay tiêm kích Xô Viết có khả năng cơ động trên mặt phẳng ngang rất tốt, nhưng do kinh nghiệm của phi công Việt Nam lái MiG-21 còn hạn chế (mới đưa MiG-21 vào tham chiến) và máy bay đối phương (Mỹ) được cung cấp thông tin về tình huống trên không đầy đủ hơn nên các máy bay tiêm kích Việt Nam bắt đầu chịu tổn thất và vì thế mà chiến thuật không chiến của phi công Bắc Việt cũng phải thay đổi.

Biến thể MiG-21 được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam là MiG-21PF (МиГ-21ПФ) được hoàn thiện để hoạt động trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Máy bay đánh chặn chiến trường MiG-21PF này được trang bị radar RP-21 và thiết bị dẫn đến mục tiêu theo lệnh từ sở chỉ huy mặt đất.

Tiêm kích MiG-21PF không có pháo gắn trên máy bay và trong thời gian đầu chỉ mang 2 quả tên lửa có điều khiển R-3S (Р-3С), vì thế nên khả năng tác chiến hạn chế. Tên lửa không đối không R-3S có khả năng chịu lực quá tải thấp (chỉ ,5G) nên chỉ có thể công kích có hiệu quả những mục tiêu khi chúng đang cơ động với độ quá tải không lớn hơn 3G.

Do không có pháo nên sau khi phóng hết các tên lửa thì MiG-21PF không thể chiến đấu tiếp. Nhược điểm cơ bản nhất của MiG-21PF là radar yếu và khả năng chống nhiễu hạn chế. Vì thế máy bay tiêm kích này phụ thuộc nhiều vào hệ thống chỉ mục tiêu và dẫn đường từ mặt đất. Những nhược điểm nói trên có ảnh hưởng lớn đến phương pháp sử dụng máy bay đánh chặn mang tên lửa này.

Máy bay đánh chặn MiG-21PF mang tên lửa R-3S

Cách đánh phổ biến nhất của MiG-21PF là tấn công bất ngờ bằng tên lửa từ phía sau vào các máy bay chiến đấu Mỹ đang bay trong đội hình sát nhau ở tốc độ 750- 900 km/h. Khi đó tốc độ của MIG-21PF vào khoảng 1.400- 1.500 m/h.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/phong-khong-viet-nam-dau-suc-va-dau-tri-voi-khong-quan-my-3362003/