Phòng, chống mua bán người: Bảo vệ quyền con người và ổn định xã hội

Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Thuật ngữ “nô lệ hiện đại”, trong đó bao gồm “mua bán người” là khái niệm để chỉ một người bị kiểm soát và bóc lột làm việc mà họ không muốn. Nô lệ hiện đại đang trở thành loại hình tội phạm lớn thứ hai trên thế giới với nguồn thu 150 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Những năm gần đây, nạn mua bán người đang có chiều hướng gia tăng phức tạp, xâm hại sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của nạn nhân, tác động xấu đến đạo đức, giống nòi, lối sống, thuần phong mỹ tục, gây mất an ninh, trật tự.

Đáng báo động, đã xuất hiện một số đường dây môi giới, đưa phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc có hoàn cảnh khó khăn sang Trung Quốc "đẻ thuê" với giá khoảng 400 -500 triệu đồng/trường hợp, lo "trọn gói" các thủ tục cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Trước tình hình đó, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 793/QĐ-TTg (ngày 10/5/2016) chọn ngày 30/7 hàng năm là “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.

Vừa mới đây, tại mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân phòng chống mua bán người, tổ chức hôm 30/7, tại Lạng sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà thông tin, theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2016 đến hết tháng 6/2019, trên cả nước đã phát hiện hơn 1.000 vụ mua bán người với gần 1.500 đối tượng mua bán, đã lừa bán hơn 2.600 nạn nhân.

Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2016 đến hết tháng 6/2019, trên cả nước đã phát hiện hơn 1.000 vụ mua bán người với gần 1.500 đối tượng mua bán, đã lừa bán hơn 2.600 nạn nhân. Ảnh minh họa: Dũng Lê

Đáng chú ý, trong đó có 892 vụ mua bán người sang Trung Quốc (chiếm 84,2% tổng số vụ) với 1.187 đối tượng tham gia, đã lừa bán 2.319 nạn nhân. Các địa phương phát hiện mua bán người nhiều nhất là các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc như Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Quảng Ninh...

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng ước tính, hiện có ít nhất 21 triệu nạn nhân lao động cưỡng bức, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Phần lớn trong số các băng nhóm tội phạm này núp bóng dưới hình thức là các Trung tâm tuyển dụng và môi giới lao động tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

“Năm ngoái tại Vương quốc Anh, đã có hơn 300 công dân Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn bán người.

“Mặc dù nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của mua bán người và nô lệ hiện đại đang tăng lên nhưng chúng ta cần nỗ lực hơn nữa, cả trong phạm vi quốc gia lẫn trong bối cảnh quốc tế để cùng đấu tranh chống lại vấn nạn này. Chúng ta cần người dân nhận thức được những rủi ro mà họ sẽ gặp phải nếu bị dụ dỗ bởi các băng, nhóm tội phạm nghiêm trọng. Chúng ta cần các Chính phủ phải hành động để bắt giữ và khởi tố tội phạm cũng như cần bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân,” Đại sứ Anh tại Việt Nam, Gareth Ward khuyến cáo.

Tích cực phòng ngừa

Với sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ cơ sở, báo cáo viên, tuyên truyền viên - những cánh tay nối dài phổ biến, giáo dục pháp luật, bà con tiếp thu, cập nhật được nhiều kiến thức, kỹ năng về phòng, chống mua bán người. Ảnh minh họa: Dũng Lê

Thời gian qua sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã có nhiều trường hợp bị mua bán được xác minh, giải cứu, tiếp nhận, trao trả. Song trước dự báo vấn nạn mua bán người sẽ còn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn càng tinh vi, xảo quyệt, xem ra để có thể tạo tạo chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa trước hết phải từ thay đổi nhận thức, hành vi, do đó công tác truyền thông luôn được các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương chú trọng.

Không chỉ tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin, bài phản ánh trên báo chí, việc đăng tải thông tin trên trang cá nhân, mạng xã hội, tổ chức các hội thi, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống mua bán người, tập trung các đối tượng có nguy cơ cao, địa bàn trọng điểm khiến hiệu quả tuyên truyền đạt được cả chiều sâu và bề rộng.

Với sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ cơ sở, báo cáo viên, tuyên truyền viên - những cánh tay nối dài phổ biến, giáo dục pháp luật, bà con tiếp thu, cập nhật được nhiều kiến thức, kỹ năng về phòng, chống mua bán người; hàng nghìn mô hình, câu lạc bộ lồng ghép phòng, chống mua bán người được nhân rộng và phát huy tạo sự lan tỏa, thu hút quần chúng chung tay phòng, chống.

Hòa Bình

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/blog/phong-chong-mua-ban-nguoi-bao-ve-quyen-con-nguoi-va-on-dinh-xa-hoi-576330.html