Phòng, chống dịch nCov: Quyết liệt nhưng không gây hoang mang

Chiều 4/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành về phòng, chống dịch do virus Corona (nCov) gây ra.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Ảnh: Thống Nhất

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Ảnh: Thống Nhất

7 – 10 ngày tới, dịch có thể đạt đỉnh điểm

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngay từ đầu, giới chuyên môn và Bộ Y tế đã nhận định đây là căn bệnh dễ lây và khó phòng. Bệnh lây qua 3 đường là qua không khí, qua tiếp xúc với người bệnh và lây qua bề mặt. “Theo nhận định chung của các nhà khoa học, dịch có thể đạt đỉnh trong 7 - 10 ngày tới” - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cung cấp thêm, ngày 3/2 có 194 người nhập cảnh vào Việt Nam nhưng đều là người Việt chứ không có người Trung Quốc. Về xuất cảnh, có hơn 1.000 trường hợp và đều là người Trung Quốc. “Chúng ta tạm yên tâm là toàn bộ đường biên vẫn ngăn chặn triệt để, không có chuyện người Trung Quốc vào Việt Nam” - ông Long khẳng định.

Gần 900 trường nghề cho học sinh, sinh viên nghỉ học

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - Bộ LĐTB&XH cho biết, để phòng, chống dịch bệnh nCoV, đến nay đã có 895 cơ sở GDNN cho học sinh, sinh viên (HS, SV) nghỉ học đến hết ngày 9/2. Trong đó, 225 cơ sở GDNN trên địa bàn TP Hà Nội đều đã cho HS, SV nghỉ học đến hết ngày 9/2. Hiện cả nước còn 151 cơ sở GDNN vẫn bố trí cho HS, SV đi học bình thường từ ngày 3/2. (Thủy Trúc)

Ngoài ra, tất cả trường hợp vào Việt Nam, đều bị cách ly 14 ngày và được đảm bảo đủ điều kiện. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hoạt động cách ly được triển khai 3 vòng. Vòng 1: Tất cả người bệnh, nghi nhiễm bệnh, người đi và đến từ Hồ Bắc đều được coi là người bệnh, phải cách ly tuyệt đối tại bệnh viện. Vòng 2: Cách ly các trường hợp công dân Việt Nam và Trung Quốc từ Trung Quốc về, cách ly tại chỗ 14 ngày, không cho họ đi quá phạm vi gia đình. Vòng 3: Những người tiếp xúc xung quanh với người nhiễm. “Phải coi mỗi người như vậy là một ổ dịch và triển khai cách ly ngay, để lây ra rất khó phòng” - ông Long nói.Theo Bộ LĐTB&XH, có 29.000 lao động người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, trong số này có trên 27.000 người về quê ăn Tết, số đã trở lại làm việc là trên 12.000 người, 64 người đã được cách ly khi trở lại. Trước tình hình dịch bệnh lây lan, Bộ đề nghị dừng tiếp nhận người lao động Trung Quốc quay trở lại làm việc tại Việt Nam.Có biện pháp quyết liệt, đồng bộPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra cho biết, đến nay phương pháp xét nghiệm đã tốt hơn nhưng thuốc đặc trị chính thức chưa có. Khẳng định Ban chỉ đạo đã họp và có những chỉ đạo hết sức cụ thể, Phó Thủ tướng cho hay, ngành y tế cộng với quân y và công an sẵn sàng triển khai đến từng cơ sở. Ngành y tế đã có phương án trong trường hợp có 1.000 người nhiễm virus Corona, thực tế có thể đáp ứng tới 3.000 ca.Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận xét hiệu quả bước đầu của việc phòng, chống dịch nCoV là tốt, cơ sở vật chất đảm bảo, triển khai tốt hệ thống bệnh viện giữa các địa phương, các ngành và đơn vị quân đội. Tốc độ lây lan dịch vì thế thấp. "Chúng ta huy động được đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực này. Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Thanh Hóa đã điều trị khỏi và cho xuất viện trường hợp người Trung Quốc và Việt Nam bị nhiễm virus Corona” - Thủ tướng thông tin.Nhận định dịch Corona đang diễn biến phức tạp, Thủ tướng lưu ý không được chủ quan. Bởi theo nhận định trong tuần này và tuần sau sẽ là thời điểm bùng phát của dịch. “Việc chúng ta có biện pháp quyết liệt, đồng bộ hơn là rất cần thiết” – Thủ tướng nhấn mạnh. Đồng thời lưu ý kiên quyết không đưa người trong vùng dịch về Việt Nam, về Việt Nam rồi thì cương quyết cách ly trong 14 ngày và giải quyết các mối quan hệ khác.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần chủ động giữ nhịp độ phát triển. Nông nghiệp, công thương, du lịch cần tái cơ cấu nguồn khách, các bộ có biện pháp cụ thể của bộ ngành mình, không chủ quan nhưng cũng không bi quan. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát cụ thể phương án ứng phó, nhưng không gây hoang mang, chủ động, tập trung phòng chống dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch nCoV tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa chiều 4/2. Ảnh: Dương Ngọc

Hà Nội: Chủ động các phương án không để dịch lây lan

Ngày 4/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã kiểm tra công tác công tác phòng chống dịch bệnh nCoV tại một số bệnh viện (BV) trên địa bàn như Đa khoa Hà Đông, Đống Đa, Đức Giang và BV Bắc Thăng Long.

Theo đó, các BV đều đã xây dựng kế hoạch ứng phó với nCoV theo 3 tình huống, gồm: Chưa ghi nhận ca bệnh tại BV; BV bắt đầu tiếp nhận ca nhiễm nCoV và dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Đối với mỗi tình huống, các BV đề ra các biện pháp triển khai cụ thể. Ngoài ra, các BV xây dựng quy trình tiếp nhận bệnh nhân cụ thể, tổ chức khu vực khám sàng lọc, khu vực cách ly, điều trị… với việc trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu, thuốc men, kiện toàn các tổ điều trị tại chỗ.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 12 giờ ngày 4/2, trên địa bàn Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc nCoV. Trong số 35 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus nCoV, hiện đã có 27 trường hợp xét nghiệm âm tính với nCoV, 8 trường hợp tiếp tục được cách ly, theo dõi chặt chẽ. Sở Y tế đã bố trí 5 bệnh viện tiếp nhận cách ly, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân, gồm: BV Đa khoa Đức Giang, BV Đa khoa Hà Đông, BV Đa khoa Đống Đa, BV Bắc Thăng Long và BV Thanh Nhàn.

Đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh nCoV của các BV, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho rằng, công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại cơ sở y tế, từ đó cách ly, khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan là vấn đề vô cùng quan trọng.

Qua đó, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu, lãnh đạo của các BV phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước, nhất là tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP để có những phương án đối phó kịp thời. Mặt khác, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trong công tác lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, chẩn đoán ca bệnh nCoV.

Khám sức khỏe cho người lao động trước khi về nước

Trước diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng loại mới của virus Corona gây ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB&XH đã yêu cầu các DN đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trao đổi với đối tác lùi thời gian xuất cảnh đến những nước có trường hợp nhiễm dịch bệnh nCoV. Đối với NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động về nước, các DN đón và yêu cầu họ tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam khi nhập cảnh. (Oanh Trần)

Vĩnh Quang - Trang Thu

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/phong-chong-dich-ncov-quyet-liet-nhung-khong-gay-hoang-mang-364257.html