Phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa vừa có công văn số 2089/SNN&PTNN-CNTY về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Người nuôi tôm công nghiệp xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) sử dụng quạt sục khí điều hòa oxy trong ao nuôi.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh ổn định, không có dịch bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) bị bệnh là 1.224,2 ha, tăng 8,72% so với cùng kỳ 2019; ngoài ra còn có 3.871 lồng/bè/vèo NTTS bị bệnh. Đối với tôm nuôi nước lợ, diện tích bị bệnh là 949 ha; một số bệnh chủ yếu thường gặp trên tôm là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (301,84 ha), bệnh đốm trắng (522 ha), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (25,27 ha)... Trong thời gian tới nguy cơ dịch bệnh động vật thủy sàn xuất hiện trên địa bàn tỉnh là rất cao do tác động bất lợi cùa môi trường, biến đổi khí hậu; nhiều người NTTS thực hiện chưa đúng các quy định, hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch, chưa chủ động khai báo thông tin thủy sản bị nhiễm bệnh; lực lượng thú y cơ sở mỏng nên ảnh hưởng đến công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh, xử lý ổ dịch.

Thường xuyên đo nhiệt độ PH trong ao nuôi.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm cho điều kiện cần thiết cho NTTS phát triển bền vững, hỗ trợ xuất khẩu thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về thú y, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; hướng dẫn người nuôi tuân thủ việc thả giống theo đúng lịch thời vụ được khuyến cáo, chủ động áp dụng các nguyên tác bảo đảm an ninh sinh học, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động, xử lý nuôi (nhất là vai trò quan trọng của việc xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi và xử lý nước ao trước khi thải ra môi trưởng) và động vật thủy sản bị mắc bệnh kịp thời, giảm thiếu sử dụng kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, xử lý môi trường theo các quy định, hướng dẫn hiện hành. Phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận các cơ sở NTTS để phát hiện sớm dịch bệnh, có biện pháp xử lý hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh nhanh nhất khi mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo dịch bệnh, vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu liệu mắc bệnh ra môi trường, xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường, không chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh; thống kê đẩy đủ, chính xác số liệu khi bị thiệt hại và dịch bệnh, không dựa vào ước lượng của người nuôi khai báo; báo cáo kịp thời đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn, bản đến cấp xã, huyện theo quy định. Quản lý chật chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn, chỉ có các cơ sở bảo đảm đủ điều kiện mới được sản xuất, kinh doanh con giống; thúc đẩy công tác xây dựng các cơ sở nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, đặc biệt là cơ sở sản xuất con giống. Bố trí đầy đủ con người, vật tư, kinh phí, hóa chất dự phòng để chủ động ứng phó sự cố do dịch bệnh hoặc do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra đối với NTTS.

Vệ sinh ao nuôi.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác giám sát dịch bệnh để phát hiện các tác nhân gây bệnh, cánh báo sớm nguy cơ dịch bệnh cho người nuôi, xứ lý ổ dịch bệnh triệt để từ khi mới phát hiện, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản, phẩm thủy sản, nhất là kiềm soát thủy sản giống vào địa bàn tỉnh, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển con giống mang mầm bệnh, con giống không rõ nguồn gốc; tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ thú y cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở NTTS an toàn dịch bệnh.

Lê Hợi

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/kinh-te/tang-cuong-cac-bien-phap-phong-chong-dich-benh-dong-vat-thuy-san/119780.htm