Phòng cháy chữa cháy và mâu thuẫn tại các chung cư

Hiện nay, việc cháy nổ tại các khu chung cư diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Bản chất câu chuyện này là do đâu?

Chia sẻ với phóng viên Báo Xây dựng, ông Lý Bá Sơn - Trưởng Ban đại diện tòa nhà HH1C Linh Đàm (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, duy trì công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) liên quan có cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị vận hành, chủ đầu tư và người dân. Ông Sơn cho biết những nguyên nhân chính là do ý thức của người dân chủ quan: Việc đốt vàng mã, giấy tờ không đúng nơi quy định, thậm chí có người dân đốt trong phòng và việc cho trẻ con nghịch, đá bóng chơi ở hành lang gây hỏng những thiết bị báo cháy sẽ gây báo cháy giả. Khi xảy ra những sự việc cháy không mong muốn thì cách xử lý của nhân viên quản lý tòa nhà còn kém, nhiều người lớn tuổi chưa cập nhật công nghệ và các thiết bị chữa cháy tốt.Mặc dù có những lớp tập huấn PCCC cho người dân nhưng ý thức đi tham gia học chưa cao, cả tòa nhà rất đông người nhưng mỗi lần chỉ có khoảng 30 người tham gia tập huấn. Ở những khu chung cư đông dân nhưng lòng đường, vỉa hè vẫn bị lấn chiếm để đỗ ôtô, quán nước chiếm diện tích nhiều nên khi gặp sự cố về cháy nổ sẽ không kịp thời để xe chữa cháy xử lý.

Ông Sơn phân tích: Tiêu chí của đơn vị quản lý chính là con người, phải ý thức được vai trò của họ trong BQL là bảo vệ an ninh, an toàn cho cư dân trong tòa nhà, tăng cường được tiện ích cho người dân. Từ đó sẽ nhìn được những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng không chỉ bản thân họ mà cộng đồng dân cư sống ở đó.Cho nên, mỗi nhân viên quản lý tòa nhà phải hiểu biết về hệ thống thiết kế, nội quy quy định của tòa nhà, và quan trọng phải hiểu sâu được những quy định được đặt ra trong công tác PCCC tại tòa nhà.Khi hiểu được rồi, trong hành động của mỗi nhân viên quản lý sẽ đảm bảo chuẩn chỉnh hơn, ngăn ngừa được rủi ro có thể xảy ra trong tòa nhà”.

Cũng theo chuyên gia quản lý tư vấn vận hành kỹ thuật tòa nhà HH1C Linh Đàm, Hà Nội, trong các tòa nhà phải đảm bảo nguyên tắc phòng cháy trước. Công tác này sẽ ngăn ngừa được nhiều rủi ro, còn chữa là công việc đi sau.

Ngoài việc đi kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nguồn gây nhiệt, gây cháy, những điều kiện cháy, thành viên BQL và cư dân sinh sống, làm việc tại tòa nhà cũng cần phải hiểu biết được nguy cơ nguồn gây cháy để thực hiện nghiêm chỉnh, không để nguồn gây cháy có môi trường bắt cháy.

Đối với chủ đầu tư, phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nguyên tắc, quy định của pháp luật về PCCC; đáp ứng được những yêu cầu mà BQL tòa nhà đã tư vấn liên quan đến an toàn trong PCCC tại các tòa nhà.

Đối với BQL tòa nhà, phải thường xuyên huấn luyện nhân viên về những kế hoạch xử lý sự cố trong tòa nhà, phối hợp với các phòng ban khi xảy ra sự cố, tuyên truyền ý thức PCCC đến từng người dân sinh sống, làm việc trong tòa nhà; thường xuyên kiểm tra diễn tập nội bộ theo định kỳ hoặc bất thường và diễn tập PCCC cho tổng thể cư dân tòa nhà.

Đối với người dân sống và làm việc trong tòa nhà, phải có hiểu biết và nắm được những kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi tòa nhà xảy ra sự cố, không chỉ PCCC mà còn nhiều nguy cơ, rủi ro khác như động đất và những ảnh hưởng do tác động từ yếu tố bên ngoài như vật nặng rơi... Kỹ năng này một phần cũng phụ thuộc vào quá trình tuyên truyền của BQL tòa nhà đến cư dân. Ngoài ra, người dân cũng phải có sự hợp tác cùng với BQL tòa nhà để đảm bảo an toàn trong tòa nhà ở mức độ cao nhất.

Trước những thực trạng PCCC về nhà ở chung cư bùng phát như trên thì thị trường sẽ có sự phân hóa rõ ràng hơn giữa các chủ đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý mua nhà của khách hàng.

Gần đây, mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư, số lượng các cuộc tranh chấp ngày càng nhiều. Nguyên nhân của mâu thuẫn chủ yếu là do chủ đầu tư không thực hiện đúng những cam kết với khách hàng về tiến độ dự án, chất lượng xây dựng, trong quá trình vận hành tòa nhà, việc bàn giao phí bảo trì, thành lập Ban Quản trị, phí dịch vụ. Trong đó, không thể phủ nhận một trong những nguyên nhân sâu xa là do những quy định chưa rõ ràng trong hợp đồng mua bán ký giữa chủ đầu tư và người mua nhà.

Những mâu thuẫn tại các dự án này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển chuyên nghiệp của thị trường, hy vọng rằng những tranh chấp chung cư hạn chế hơn. Bên cạnh đó là sự truyền thông không thông suốt giữa chủ đầu tư và cư dân, nếu việc giao tiếp giữa họ được tốt hơn, hiểu nhau hơn, cùng nhìn về một hướng vì lợi ích chung của dự án thì hầu hết các tranh chấp đều có thể được giải quyết một cách công bằng và hợp lý.

Mặt khác, cũng cần phải nói thêm là các dự án chung cư không chỉ là căn hộ đơn thuần mà là nơi mỗi người dân nuôi dưỡng tổ ấm của mình, họ kỳ vọng rất nhiều vào ngôi nhà đó. Do đó, không quá khó hiểu khi họ thường nhạy cảm quá mức khi có vấn đề phát sinh tại dự án của mình. Điều quan trọng là các chủ đầu tư phải giữ được sự liên lạc hiệu quả trong tất cả các cuộc họp và tương tác với người dân.

Những mâu thuẫn chung cư một mặt sẽ ảnh hưởng đến tâm lý mua nhà của khách hàng, tuy nhiên mặt khác sẽ giúp thị trường có sự phân hóa rõ ràng hơn giữa các chủ đầu tư. Những chủ đầu tư uy tín, có kinh nghiệm triển khai dự án sẽ vẫn được khách hàng lựa chọn, thậm chí là khả năng tăng giá tốt hơn những chủ đầu tư mới có sản phẩm lần đầu trên thị trường nhờ khả năng cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cư dân.

Cháy nổ trong chung cư không phải “mất bò mới lo làm chuồng” mà là do hiệu quả sử dụng “chuồng” không cao. Đây là nhận định được ông Nguyễn Thành Trung - chuyên gia Quản lý tư vấn vận hành kỹ thuật tòa nhà - CBRE Hà Nội chia sẻ.

Câu chuyện cháy nổ tại các khu chung cư đến nay đã không còn mới với tần suất các vụ cháy diễn ra thường xuyên và nhiều lần. Sau mỗi vụ cháy, các đơn vị liên quan đều vào cuộc điều tra, xử lý... tưởng chừng rất quyết liệt, dư luận cũng “dậy sóng”... Thế nhưng, người Việt chắc là mau quên, sau một thời gian mọi chuyện lại đâu vào đó, các vụ cháy vẫn cứ diễn ra với thiệt hại lớn về người và tài sản.

Bản chất câu chuyện này là do đâu? Phải chăng chúng ta cứ đợi “mất bò mới lo làm chuồng”? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thành Trung cho rằng, duy trì công tác PCCC đã là “chuồng của con bò” chứ không phải đợi đến lúc “mất bò mới lo làm chuồng”. Tuy nhiên theo ông Trung, hiệu quả sử dụng của “cái chuồng” đó không cao, là do trong quá trình thực hiện có vấn đề của các đơn vị liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị vận hành, chủ đầu tư và người dân.

Ông Trung phân tích: Tiêu chí của đơn vị quản lý chính là con người, phải ý thức được vai trò của họ trong Ban Quản lý là bảo vệ an ninh, an toàn cho cư dân trong tòa nhà, tăng cường được tiện ích cho người dân. Từ đó sẽ nhìn được những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng không chỉ bản thân họ mà cộng đồng dân cư sống ở đó.

Cho nên, mỗi nhân viên quản lý tòa nhà phải hiểu biết về hệ thống thiết kế, nội quy quy định của tòa nhà, và quan trọng phải hiểu sâu được những quy định được đặt ra trong công tác PCCC tại tòa nhà.Khi hiểu được rồi, trong hành động của mỗi nhân viên quản lý sẽ đảm bảo chuẩn chỉnh hơn, ngăn ngừa được rủi ro có thể xảy ra trong tòa nhà.

Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị có liên quan trong câu chuyện này và bản thân mỗi người dân sinh sống, làm việc tại tòa nhà nếu có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc trong việc sử dụng “chuồng bò” thì sẽ hạn chế được việc “mất bò”.

Minh Thu

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/phong-chay-chua-chay-va-mau-thuan-tai-cac-chung-cu.html