Phó tư lệnh Quân khu 4 'mất liên lạc': Xe đặc chủng ứng cứu

Quân đội gấp rút triển khai hàng loạt xe đặc chủng, xe thiết giáp vào cuộc đẩy nhanh quá trình tìm kiếm người mất tích cũng như giải cứu các nạn nhân đang bị mắc kẹt và cả Phó tư lệnh Quân khu 4 'mất liên lạc' do sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.

Trưa 12/10 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế do mưa lớn kéo dài đã dẫn đến sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 làm mắc kẹt một số công nhân và chuyên gia của nhà máy. Nhanh chóng, tỉnh đã phối hợp cùng nhiều lực lượng chức năng tiến hành biện pháp giải cứu người bị nạn tuy nhiên do đường vào thủy điện đã bị đất đá sạt lở, chia cắt mạnh cũng như mọi liên lạc đã bị cắt đứt khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Khu vực đường vào thủy điện Rào Trăng 3.

Trưa 12/10 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế do mưa lớn kéo dài đã dẫn đến sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 làm mắc kẹt một số công nhân và chuyên gia của nhà máy. Nhanh chóng, tỉnh đã phối hợp cùng nhiều lực lượng chức năng tiến hành biện pháp giải cứu người bị nạn tuy nhiên do đường vào thủy điện đã bị đất đá sạt lở, chia cắt mạnh cũng như mọi liên lạc đã bị cắt đứt khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Khu vực đường vào thủy điện Rào Trăng 3.

Ban chỉ huy Quân sự và Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ tư lệnh Quân khu 4 cùng nhiều đơn vị đã nhanh chóng điều động lực lượng có mặt tại hiện trường. Trong khi đó, các phương án cứu hộ vẫn đang liên tục được đặt ra dù cho gặp phải vô vàn khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến cực kỳ phức tạp. Ảnh: Cuộc họp của các ban ngành về công tác cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 - Nguồn: Tiền Phong

Đến lúc 23h tối ngày 12/10, đích thân Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó tư lệnh Quân khu 4 đã dẫn đoàn hơn 20 người tiếp cận thủy điện Rào Trăng bằng đường bộ. Đến khuya, mưa lớn phức tạp nên đoàn công tác đã vào Trạm Kiểm lâm số 7 trên đường đi để nghỉ ngơi nhưng không may một vụ sạt lở đất đã diễn ra trong đêm khiến 13 người trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 mất liên lạc, hiện vẫn chưa rõ thông tin. Ảnh: Đoàn cán bộ liên ngành liên tục bàn bạc về phương án ứng cứu nạn nhân mắc kẹt - Nguồn: Zing

Nhận thấy sự phức tạp của tình hình, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh cũng như Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã nhanh chóng điều động hàng loạt khí tài đặc chủng như máy xúc, xe thiết giáp, xe lội nước, xe vận tải, xe cứu hỏa,… tham gia quá trình ứng cứu. Ngoài ra, trực thăng từ Trung đoàn 930 đóng tại sân bay Đà Nẵng cũng đã được huy động bay ra Huế để sẵn sàng nhận nhiệm vụ tìm kiếm các nạn nhân mất tích cũng như mắc kẹt. Ảnh: Triển khai khí tài đặc chủng vào hiện trường sự việc.

Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đưa các xe thiết giáp bánh lốp BTR-152 và BRDM-2 và thực hiện nhiệm vụ. Xe thiết giáp BTR-152 là loại xe bánh lốp có khả năng việt dã tốt cũng như có khả năng lội nước ngập sâu, hiện nay đã được biên chế đại trà cho Ban chỉ huy Quân sự các tỉnh cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cũng như ứng phó sự cố thiên tai, thảm họa. Ảnh: Xe thiết giáp của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế - Nguồn: Zing

BTR-152 được Liên Xô từ những năm 1950 với nhiệm vụ xe thiết giáp hạng nhẹ chở quân cơ động trên chiến trường, gia nhập biên chế quân đội ta trong Kháng chiến chống Mỹ và tiếp tục được sử dụng cho đến nay. Đặc biệt, xe đã được Việt Nam tự nâng cấp thay thế máy dầu cũ bằng máy Diesel tiết kiệm nhiên liệu rất lớn. Ảnh: Xe thiết giáp BTR-152 được huy động làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing

Xe thiết giáp trinh sát bánh lốp BRDM-2 cũng là sản phẩm do Liên Xô thiết kế chế tạo, gia nhập biên chế quân đội ta từ trong Kháng chiến chống Mỹ. Xe có thiết kế gọn gàng, độ cơ động cao phù hợp cho nhiệm vụ trinh sát, ngoài ra còn có một động cơ chân vịt phía sau đuôi xe được bịt kín lúc không sử dụng, có tác dụng giúp xe bơi một cách dễ dàng, cực kỳ phù hợp cho nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Xe thiết giáp BRDM-2 - Nguồn: Zing

Bộ tư lệnh Quân khu 4 cũng nhanh chóng triển khai xe thông tin liên lạc chỉ huy để nhanh chóng cập nhật và thông báo tình hình liên tục đến các cơ quan chỉ đạo công cuộc tìm kiếm. Xe trang bị một ăng tin thu nhận tín hiệu đặt trên khung gầm vận tải việt dã có thể cơ động tác chiến trên nhiều địa hình cũng như nhiều vùng khác nhau để có thể thông tin một cách nhanh nhạy và kịp thời. Ảnh: Xe thông tin chỉ huy của Quân khu 4 làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing

Các xe vận tải Zil-131 liên tục vận tải chiến sĩ và vật tư hàng hóa khẩn trương cơ động vào vị trí, nhanh chóng tham gia quá trình khắc phục hậu quả thiên tai cũng như công cuộc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, giải cứu các công nhân mắc kẹt, tìm kiếm các cán bộ còn mất tích do sạt lở đất. Ảnh: Xe vận tải Zil-131 của Quân khu 4 làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing

Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng điều hàng loạt xe vận tải chiến sĩ tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cùng với đó là các loại xe đặc chủng như xe cứu hỏa để đảm bảo an toàn tuyệt đối nếu có các trường hợp cháy nổ không may xảy ra. Ảnh: Xe cứu hỏa của công an tại sự việc - Nguồn: Zing

Video Huấn luyện chiến đấu thiết giáp BTR152 và trinh sát đêm ở Bộ Chỉ huy Quân sự Bình Phước - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/pho-tu-lenh-quan-khu-4-mat-lien-lac-xe-dac-chung-ung-cuu-1447221.html