Phim về Võ Tắc Thiên: Tại sao Diêm Vương không dám động đến tuổi sinh tử của Lý Thế Dân?

Đường Thái Tông đã làm được điều mà Thập Đại Diêm Vương cũng không làm được.

Nguyên nhân khiến Thập đại Diêm Vương nể sợ Lý Thế Dân

Sau khi Đường Thái Tông đi tới Địa phủ, Diêm Vương sai người mang đến bộ sách sinh tử, xem xét thọ hạn của Đường Thái Tông.

Thập đại Diêm Vương trong truyền thuyết.

Thập đại Diêm Vương trong truyền thuyết.

Lúc sống, Ngụy Trưng có bạn thân là Thôi Giác, nay chết làm chức Phán quan dưới âm ty giữ sổ sinh tử, trong giấc chiêm bao thường gặp gỡ cùng chuyện trò.

Đoán trước vận mệnh của vua, Ngụy Trưng bèn gửi cho Thái Tông một phong thư trước lúc xuống âm ty đưa cho Thôi Giác.

Đọc thư Ngụy Trưng, Thôi Giác thấy tuổi thọ Trinh Quán Đường Thái Tông chỉ còn 13 năm nữa, thế là vội vàng cầm bút sửa từ 13 thành 23 rồi trình báo Diêm Vương.

Diêm Vương thấy tuổi thọ của Lý Thế Dân còn 20 năm nữa, đành quan liêu mà rằng đưa ông trở lại dương gian ngay lập tức.

Một phán quan vì sao lại dám lớn mật như vậy, tự tiện sửa đổi sách sinh tử? Vậy tại sao Thôi phán quan tự ý tăng thọ mệnh cho Đường Thái Tông lên 20 năm, mà Diêm Vương lại có thể lờ đi như vậy?

Nguyên lai Đường Thái Tông là Chân Long Thiên Tử của Đại Đường, thống trị Trung Thổ, non nước của Đại Đường là được tạo từ thân rồng, ngay Ngọc Hoàng cũng phải kiêng nể dăm phần.

Trước khi Đường Thái Tông về lại dương gian, ông được du ngoạn 18 tầng Địa phủ.

Khi đi qua Uổng Tử Thành, đã chứng kiến vô số oan hồn vô chủ, Đường Thái Tông đã lấy hẳn một kho kim ngân, bố thí cho những cô hồn dã quỷ không ăn không uống.

Sau khi từ âm phủ trở về, Lý Thế Dân hạ lệnh mở pháp hội cầu siêu. Ở đây có thể nói một chút về vấn đề cầu siêu này, kỳ thực chính là siêu độ cho những sinh mệnh bị chết mà chưa đi hết tiến trình sinh mệnh thiên định.

Việc làm ấy của Đường Thái Tông khiến Thập đại Diêm Vương phải cúi đầu hổ thẹn. Chính điều này khiến Thập Đại Diêm Vương phải kính nể ông, Quan Âm Bồ Tát bảo hộ ông.

Cho đến khi Đường Thái Tông phái Huyền Trang đi sang Tây Thiên thỉnh kinh, chúng Thần trên trời, các Thần Phật gia và Đạo gia đều theo sát trợ giúp cho Đường Tăng, âu cũng là một cách trả ơn nghĩa cho Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ban quyền – hay độc chiếm quyền lực?

Một ngày nọ Thái Tông hỏi Phòng Huyền Linh và Tiêu Vũ: "Ta so với Tùy Văn Đế thì thế nào?".

Hai người nói: "Vua Tùy cai trị đất nước bằng sự siêng năng. Ông ấy thảo luận vấn đề với các quan chức. Ông ấy làm việc siêng năng đến nỗi lính canh phải mang thức ăn đến. Dù không có tính bao dung, nhưng ông ấy vẫn là một vị vua siêng năng".

Thái Tông nói: "Các khanh chỉ thấy được một khía cạnh của vấn đề. Tùy Văn Đế đã quyết định mọi thứ dựa trên quan điểm cá nhân hay vì dựa vào lời khuyên của các quan chức. Thiên hạ rất rộng lớn và có quá nhiều việc phải làm. Một người có thể làm việc đến chết nhưng vẫn không thể tự mình đối phó tốt với mọi vấn đề! Các quan chức của ông ấy biết cách ông ấy cai trị, và tất cả đều chờ đợi quyết định của ông ấy. Họ im lặng giữ ý kiến của mình và không dám lên tiếng. Đó là tại sao nhà Tùy chỉ kéo dài được hai đời".

"Ta không làm theo cách đó. Ta tìm nhân tài trên khắp đất nước và trao cho họ các vị trí trong triều đình. Ta cho họ quyền xử lý với các vấn đề quốc gia, và lệnh cho họ phải báo cáo cho ta. Ta ban thưởng cho họ khi có thành tích tốt và trừng phạt khi họ thất bại. Ai sẽ không làm hết sức mình trong tình huống này chứ? Bằng cách này ta không phải lo lắng rằng đất nước có thể được cai trị tốt hay không".

Thái Tông trọng hiền tài. Ông cho họ cơ hội sử dụng tài năng bằng cách thưởng hay phạt dựa theo kết quả việc họ làm. Điều này thật sự làm họ cảm động.

Khi Đường Thái Tông nắm quyền, một số quan lại lấy tiền quỹ và nhận hối lộ. Nhà vua được trình báo về điều này và đã phái một số người giả vờ không trung thực để kiểm tra các quan lại.

Khi một viên quan nhận một cuộn lụa như quà hối lộ, Thái Tông đã muốn kết án tử ông ta. Đại thần Bùi Củ đã khuyên Thái Tông: "Quan lại nhận hối lộ thực sự là đã phạm vào tội chết. Tuy nhiên, cách mà bệ hạ gửi người đi hối lộ và dụ dỗ các quan chức phạm tội lại không phù hợp với đạo lý cổ xưa là dùng đức cai trị và dùng lễ trị an".

Thái Tông rất hài lòng với điều này. Trước mặt bá quan văn võ ông nói: "Là một viên quan, Bùi Củ có thể làm theo các nguyên tắc và không đơn thuần là tuân theo ý muốn của Hoàng đế. Nếu mọi người có thể làm như vậy, thì đâu cần lo lắng cai trị đất nước sao cho tốt?".

(còn nữa)

Minh Anh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/phim-ve-vo-tac-thien-tai-sao-diem-vuong-khong-dam-dong-den-tuoi-sinh-tu-cua-ly-the-dan-a433925.html