Phía sau 'mặt nạ' tuồng cổ

Nghệ thuật Tuồng (hát Bội) gắn bó cùng lịch sử phát triển TPHCM hơn 300 năm. Các vở tuồng nói lên lòng trung quân ái quốc, tình nghĩa vợ chồng, tình cảm bè bạn. Đặc điểm của nghệ thuật tuồng là việc hóa trang rất công phu, ấn tượng cuốn hút người xem.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết: "Tuồng là một nghệ thuật rất đặc trưng của Sài Gòn Gia Định xưa, được ghi chép lại trong sử sách và được các nhà nhiếp ảnh mỹ thuật thế giới đánh giá rất cao. Tuồng, hát Bội thường diễn trong các lễ hội làng, các lễ tế đình đền".

Sau nhiều thăng trầm, hiện TPHCM không còn nhiều đoàn Tuồng như xưa. Thành phố chỉ còn một đoàn tuồng chuyên nghiệp của nhà nước và một đoàn tuồng tư nhân là được tổ chức quy củ. Các nhóm diễn tuồng nhỏ vẫn biểu diễn tại các ngôi đình vào dịp đầu năm, sau đó mỗi người lại đi làm một việc khác nhau. Sự mai một của nghệ thuật tuồng rất đáng báo động.

Nghệ thuật tuồng cổ kết hợp cả âm nhạc, đạo cụ, kịch bản truyền thống, đặc biệt hóa trang cầu kỳ khiến cho nghệ thuật này luôn có sức cuốn hút vì sự rực rỡ, náo nhiệt. Phóng sự ảnh của phóng viên Tiền Phong ghi lại những hình ảnh phía sau sân khấu Tuồng tại TPHCM.

Diễn viên trẻ đang hóa trang cho vai cung nữ

Diễn viên trẻ đang hóa trang cho vai cung nữ

Để xuất hiện trong vở tuồng, người diễn viên cần khoảng 2 giờ đồng hồ để tự hóa trang

Các nhân vật đặc trưng có cách hóa trang riêng. Trong hình ảnh là hóa trang với hình ngọn lửa trên khuôn mặt

Nếu các nghệ sĩ hiện đại có ê kíp trang điểm cho mình thì các nghệ sĩ tuồng dù là nữ hay nam đều tự mình hóa trang thành nhân vật

Phút ngả lưng tại điểm hóa trang

Trước khi vở diễn bắt đầu, người ta sẽ lập bàn thờ và làm lễ cúng tổ, xin cho vở diễn thành công

Các diễn viên xuất hiện rực rỡ với trang phục và lối diễn nhiệt huyết đốt cháy sân khân

Khán giả xem diễn tuồng tại Lăng Ông, Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TPHCM

Phần lớn khán giả là người lớn tuổi và rất nhiều người là phụ nữ. Họ vẫn chưa quên nghệ thuật truyền thống một thời.

Chuẩn bị lên sân khấu

Nghệ thuật tuồng rất thu hút báo chí nước ngoài.

Các đoàn tuồng, nhóm tuồng thường chỉ diễn vào mùa xuân, khi có các hội làng. Sau đó, họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Phía sau sân khấu là những khuôn mặt ưu tư khi nghệ thuật truyền thống ngày càng mai một.

Trần Nguyên Anh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/van-hoa/phia-sau-mat-na-tuong-co-1458910.tpo