Phi vụ Doolittle: Chiến dịch không kích đầu tiên của Mỹ vào Tokyo

Cuộc Không kích Doolittle vào ngày 18.4.1942 là cuộc không kích đầu tiên được Mỹ thực hiện nhắm vào đảo chính của Nhật Bản (Honshu) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Ngày 18.4.1942, lần đầu tiên trong lịch sử các máy bay ném bom B-25 của Không quân Lục quân Mỹ đã cất cánh từ tàu sân bay USS Hornet (CV-6) để thực hiện phi vụ ném bom trả đũa trận Trân Châu Cảng bị Nhật tấn công trước đó khoảng hơn 4 tháng. Nguồn ảnh: Wiki.

Nhiệm vụ cảm tử này được chỉ huy bởi Trung tá Không quân Jimmy Doolitle, chiến dịch này còn có tiếng lóng là chiến dịch Doolitle. Nguồn ảnh: Wiki.

Theo thiết kế, các máy bay ném bom B-25 của Mỹ cần có đường băng dài tối thiểu 400 mét để cất cánh thành công. Tuy nhiên đường băng trên tàu sân bay USS Hornet chỉ dài 181 mét và khi đặt các máy bay B-25 nối đuôi nhau trên sàn tàu, chiếc ở hàng đầu tiên chỉ có đường băng dài khoảng 131 mét để thực hiện pha cất cánh lịch sử này. Nguồn ảnh: Wiki.

Để có thể cất cánh với đường băng ngắn như vậy, các máy bay B-25 đã phải tối ưu hóa lại tự trọng của mình bằng cách tháo bỏ tháp súng dưới bụng, tháo bỏ hệ thống liên lạc radio, tháo bỏ súng tháp đuôi, thay thế hệ thống kính ngắm ném bom bằng loại đơn giản hơn. Nguồn ảnh: Wiki.

Chưa hết, đây cũng là nhiệm vụ ném bom tầm xa nhất mà Không quân Lục quân Mỹ từng thực hiện. Theo kế hoạch, các máy bay B-25 sẽ cất cánh cách bờ biển Nhật Bản khoảng 600 km và thực hiện hành trình dài khoảng 3000 km để ném bom vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nhật và hạ cánh xuống Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wiki.

Để thực hiện được hành trình bay dài như vậy, phía Mỹ buộc phải tăng thêm lượng nhiên liệu dự trữ cho các máy bay ném bom B-25 bằng cách trang bị thêm ba thùng nhiên liệu phụ, tăng lượng nhiên liệu dự trữ từ 2445 lít lên 4319 lít. Nguồn ảnh: Wiki.

Toàn bộ thành viên phi hành đoàn của 16 chiếc máy bay ném bom B-25 tham gia vào phi vụ trả đũa vụ Trân Châu Cảng. Các thành viên phi hành đoàn này phần lớn đều là những người có kinh nghiệm, đã từng tham chiến trên vùng trời nước Anh trước đó với tư cách là lính tình nguyện. Nguồn ảnh: Wiki.

Một sự cố xảy ra khiến phi vụ Doolittle gặp vấn đề nghiệm trọng đó là tàu sân bay USS Hornet gặp phải một tàu tuần tra của Nhật khi còn cách bờ biển Nhật khoảng 1000 km. Do lo ngại nhiệm vụ sẽ bại lộ, Doolittle đã ngay lập tức ra lệnh cất cánh và yêu cầu mỗi máy bay mang thêm 10 thùng nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: Wiki.

Trong thời gian đúng 1 tiếng đồng hồ, tất cả 16 chiếc máy bay ném bom B-25 của Không quân Lục quân Mỹ đã cất cánh thành công, mỗi máy bay mang theo bốn quả bom 225 kg nhắm vào mục tiêu là các khu công nghiệp ở Tokyo và nhiều tỉnh lân cận khác của Nhật. Nguồn ảnh: Neat.

Nhiệm vụ ném bom thành công tốt đẹp, 15 chiếc B-25 sau đó đã hạ cánh xuống Trung Quốc, một chiếc do thiếu nhiên liệu trầm trọng đã phải đổi hướng, quay sang hạ cánh ở Vladivostok, Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.

Ban đầu, Doolittle cho rằng phi vụ này của ông đã thất bại hoàn toàn vì hiệu quả đánh bom không cao mà còn bị mất sạch máy bay. Ông cho rằng mình sẽ phải ra tòa án binh sau khi về nước. Sơ đồ hành trình bay của phi đội Doolittle trong ngày 18.4.1942. Nguồn ảnh: Wiki

Mặc dù vậy, câu truyện về những người phi công quả cảm Mỹ thực hiện một nhiệm vụ tự sát khi dám cả gan ném bom Thủ đô Tokyo của Nhật và hạ cánh xuống Trung Quốc - một nơi mà khi đó cũng đầy rẫy lính Nhật đã trở thành nguồn cảm hứng cho toàn bộ người dân Mỹ. Nguồn ảnh: CNN.

Phi vụ này không mang lại thắng lợi về ý nghĩa chiến lược hay chiến thuật nhưng nó lại củng cố rất chắc niềm tin về một chiến thắng không xa của Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương. Hình ảnh vịnh Yokosuka chụp một chiếc B-25 tham gia Doolittle. Nguồn ảnh: CNN.

Đây cũng là lần cuối cùng các máy bay ném bom B-25 của Mỹ cất cánh ném bom từ tàu sân bay. Sau chiến tranh, Mỹ mới tìm thấy các tài liệu cho thấy họ đã dành được thắng lợi chiến lược rất lớn vì Nhật cũng không tin B-25 cất cánh từ tàu sân bay, chúng cho rằng các máy bay này cất cánh từ Midway, dẫn đến việc Nhật gấp rút tấn công Midway và thua thảm hại sau này. Nguồn ảnh: Wiki.

Theo Nhật Vi (Kiến Thức)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/phi-vu-doolittle-chien-dich-khong-kich-dau-tien-cua-my-vao-tokyo-939836.html