Phi công Syria lật tẩy vụ F/A-18E phóng AIM-9X

Dù chiếc Su-22 đã bị bắn hạ nhưng hành động bắn lén từ phía sau của chiếc F/A-18E với tên lửa AIM-9X đã bị phi công Syria bắt bài.

Syria bắt bài

Hãng CNN ngày 22/6 dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Jeff Davis cho biết, để thực hiện đòn tấn công vào chiếc Su-22 của Syria, Hải quân Mỹ đã phải dùng tới 2 chiếc F/A-18E và chọn cách đánh từ đằng sau với mục đích khiến máy bay Syria không thể phát hiện ra đòn tấn công.

Theo Jeff Davis, ngay khi áp sát từ phía sau với cự ly vừa đủ, chiếc F/A-18E lập tức phóng quả AIM-9X đầu tiên. Tuy nhiên, máy bay phản lực của Syria đã triển khai các đợt phòng thủ, khiến tên lửa của chiếc tiêm kích hạm này bắn trượt mục tiêu.

Phi công của Mỹ đã phóng tên lửa thứ hai là tên lửa không đối không tầm trung AIM-9X, phá hủy máy bay chiến đấu Syria và buộc phi công phải thoát ra ngoài bằng dù. Vị quan chức Mỹ nói, chắc chắn phi công Syria đã hạ cánh ở vùng lãnh thổ do IS kiểm soát tại Syria.

Tiêm kích F/A-18E.

Nói về nguyên nhân khiến tiêm kích hạm Mỹ phải dùng chiêu tấn công bất ngờ từ phía sau chiếc Su-22, giới quân sự Nga cho rằng, người Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ về chiến đấu cơ thời Liên Xô này và họ biết rằng chúng không hề có radar nên phi công Syria sẽ không thể phát hiện đang bị máy bay khác áp sát.

Tuy nhiên, vẫn chưa yên tâm trước loại máy bay cũ kỹ này, tiêm kích F/A-18E đã chọn cách tiếp cận từ phía sau chiếc Su-22 bởi ngay cả với chiến đấu cơ đa năng thế giới mới, việc phát hiện các mục tiêu tờ phía sau bản thân mình là một nhược điểm rất lớn. Mặc dù vậy, quyết định tấn công từ phía sau của máy bay Mỹ vẫn bị phi công Syria phát hiện.

Để làm được điều này, Su-22 được trang bị hệ thống cảm biến cảnh báo radar và ngay khi phi công của chiếc F/A-18E chọn sử dụng đạn tên lửa với đầu dẫn radar viên phi công Sfyrria là Ali Fahd lập tức phát hiện biết rằng anh ta đang bị khóa mục tiêu và triển khai biện pháp né tránh. Và đây chính là nguyên nhân khiến quả tên lửa đầu tiên máy bay Mỹ phóng đi bị hụt mục tiêu.

Ngay sau đó, chiếc F/A-18E đã phóng quả tên lửa thứ 2 có đầu dẫn hồng ngoại trong phạm vi dưới 6 dặm. Đây là một đòn đánh chết người bởi máy bay của Ali Fahd không được trang bị các thiết bị cảm biến cảnh báo hồng ngoại, do đó viên phi công tài ba của Syria đã chịu thúc thủ và phải nhảy dù thoát khỏi máy bay.

Không mạnh như Mỹ nói

Được biết, việc Mỹ phải dùng đến 2 quả tên lửa thông minh mới bắn hạ được 1 chiếc máy bay thời Liên Xô đang khiến nhiều người nghi ngờ về sức mạnh và độ tin cậy của AIM-9X và điều này trái với những gì Mỹ tuyên bố.

Tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Quá trình sản xuất loạt ban đầu tỷ lệ thấp vào năm 2000. Quân đội Mỹ bắt đầu đưa tên lửa vào sử dụng từ năm 2003. Một trong những tính năng "đỉnh" của AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân.

Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do đó, mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công. AIM-9X là tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Không quân Mỹ và các nước trong khối quân sự NATO. Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km.

Tính cơ động và cảm biến tiên tiến của AIM-9X được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế đã không như Mỹ tuyên bố khi dòng tên lửa này tấn công máy bay Syria.

Và ngay sau vụ tấn công được công khai, một cựu phi công Mỹ từng nhiều năm lái tiêm kích F-16 khẳng định, tỷ lệ thành công khi tấn công mục tiêu của tên lửa không đối không AIM-9X không vượt quá 50%.

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phi-cong-syria-lat-tay-vu-fa-18e-phong-aim-9x-3337888/