Phi công quân sự Việt Nam học lái máy bay nào ở Mỹ?

Theo Chương trình Lãnh đạo Hàng không do Không quân Mỹ tổ chức, các phi công quân sự Việt Nam sẽ trải qua chương trình huấn luyện bay trên mẫu máy bay T-6 Texan II của nước này.

Dựa trên thông tin được đăng tải trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm 3/6 vừa qua, hai phi công quân sự đầu tiên của Việt Nam sắp hoàn tất khóa đào tạo phi công quân sự tại Mỹ theo Chương trình Lãnh đạo Hàng không do Không quân nước này tổ chức. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân

Dựa trên thông tin được đăng tải trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm 3/6 vừa qua, hai phi công quân sự đầu tiên của Việt Nam sắp hoàn tất khóa đào tạo phi công quân sự tại Mỹ theo Chương trình Lãnh đạo Hàng không do Không quân nước này tổ chức. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân

Trong khuôn khổ Chương trình Lãnh đạo Hàng không, Thượng úy Đặng Đức Toại sẽ là phi công quân sự Việt Nam đầu tiên sẽ tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công Mỹ tại Căn cứ Không quân Columbus. Tiếp đó sẽ là Trung úy Doãn Văn Cảnh hiện cũng đang tham gia khóa đào tạo phi công tương tự. Nguồn ảnh: Đại sứ quán Mỹ.

Sự kiện trên có thể được xem là dấu mốc mới trong hợp tác quân sự Việt – Mỹ. Hiện tại Bộ Quốc phòng của cả hai nước đều cho rằng hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả thiết thực, phù hợp với mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực và trên thế giới. Nguồn ảnh: TTXVN.

Cũng từ hình ảnh được Đại sứ quán Mỹ đăng tải cho thấy, nhiều khả năng các phi công Việt Nam đã trải qua khóa đào tạo phi công quân sự tại Mỹ trên các máy bay huấn luyện cánh quạt T-6 Texan II (trong vùng đỏ). Nguồn ảnh: Đại sứ quán Mỹ.

Hiện tại Không quân Mỹ đang sử dụng hai mẫu máy bay huấn luyện là T-38 Talon và T-6 Texan II, trong đó T-6 là phương tiện bay mà mọi phi công Mỹ phải biết sử dụng khi muốn tốt nghiệp khóa huấn luyện bay cơ bản giành cho phi công quân sự trước khi chuyển loại lên T-38. Nguồn ảnh: hiveminer.com.

Dựa trên điều này khả năng phi công quân sự Việt Nam được trang bị máy bay T-6 trong suốt thời gian tham gia đào tạo tại Mỹ là điều gần như chắc chắn. Bản thân T-6 cũng được đánh giá thân thiện với phi công hơn nhiều mẫu máy bay huấn luyện cánh quạt khác. Nguồn ảnh: Military Factory.

Được biết Không quân Mỹ đưa vào trang bị T-6 Texan II từ đầu những năm 2000 và hiện đang được sử dụng tại hơn 10 nước. Mẫu máy bay này được thiết kế và chế tạo bởi hãng Hawker Beechcraft và sau đó là Textron Aviation với hơn 800 chiếc được chế tạo có mức vào khoảng hơn 4 triệu USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.

Máy bay huấn luyện T-6 Texan II phục vụ trong hầu hết các đơn vị huấn luyện không quân của Quân đội Mỹ với số lượng biên chế vào khoảng vài trăm đơn vị. Mặc dù có thiết kế của một máy bay huấn luyện cánh quạt cơ bản nhưng T-6 vẫn có thể được chuyển đổi thành một máy bay tấn công hạng nhẹ khi cần thiết ở một số biến thể nhất định. Nguồn ảnh: Military Factory.

T-6 Texan II có chiều dài cơ bản vào khoảng 10.1 mét, sải cánh 10.1 mét, nó có trọng lượng cất cánh tối đa là gần 3 tấn. T-6 Texan II được trang bị một động cơ Pratt & Whitney PT6A-68 turboprop có công suất vào khoảng 1,100 shp. Nguồn ảnh: Airliners.

Với PT6A-68, máy bay T-6 Texan II có thể di chuyển với vận tốc đa 515km/h với trần bay 9.400 mét và có tầm hoạt động hơn 1.600km. Như nhiều dòng máy bay huấn luyện khác T-6 Texan II cũng có hai chỗ ngồi và máy bay có thể được điều khiển từ chỗ của phi công chính và phi công phụ. Nguồn ảnh: Airliners

Mời độc giả xem video: Bật mí công tác chuẩn bị cho một ban bay đêm của Lữ đoàn Không quân 918. (nguồn QPVN)

Ánh Dương

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phi-cong-quan-su-viet-nam-hoc-lai-may-bay-nao-o-my-1232026.html