Phi công người Việt đầu tiên trong lịch sử tung hoành thời Thế chiến I

Đỗ Hữu Vị được nhiều tài liệu công nhận là phi công đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (thậm chí là Đông Dương), ông từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ I trong nhiều vai trò, từ phi công tới bộ binh.

 Đỗ Hữu Vị sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, ông là con út của một người điền chủ lừng lẫy ở Nam Kỳ thời bấy giờ. Gia đình ông được coi là những người giàu thứ hai đất Sài Gòn vào thời điểm cuối thế kỷ 19. Nguồn ảnh: TL.

Đỗ Hữu Vị sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, ông là con út của một người điền chủ lừng lẫy ở Nam Kỳ thời bấy giờ. Gia đình ông được coi là những người giàu thứ hai đất Sài Gòn vào thời điểm cuối thế kỷ 19. Nguồn ảnh: TL.

Với tài sản kếch sù của gia đình, Đỗ Hữu Vị được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo từ nhỏ. Từ Trung Học, ông được cử sang Pháp học tại Paris. Tới năm 1904 ông trúng tuyển vào trường võ bị Saint Cyr và tới năm 1096 thì tốt nghiệp, mang hàm Trung úy. Nguồn ảnh: TL.

Ngay sau khi ra trường, Đỗ Hữu Vị gia nhập Quân đội Pháp, tham chiến tại châu Phi. Tuy nhiên phải tới năm 1910 ông mới bắt đầu bước vào sự nghiệp phi công và chỉ sau đó một năm, ông thực hiện chuyến bay đầu tiên vòng quanh nước Pháp - trở thành người Đông Dương đầu tiên hoàn thành chuyến bay kỷ lục này. Nguồn ảnh: TL.

Vài năm sau đó, ông thậm chí còn bay vượt Địa Trung Hải, trở thành người nổi tiếng ở Pháp cũng như ở các nước thuộc địa thuộc Pháp, khiến nhiều người trên khắp thế giới biết đến đất nước An Nam. Nguồn ảnh: TL.

Năm 1914, Pháp chế tạo máy bay cho lực lượng quân đội và Đỗ Hữu Vị trở thành một trong những người đầu tiên tham gia Không Quân Pháp, ông cũng được coi là người Việt Nam đầu tiên phục vụ trong một lực lượng không quân chính quy. Nguồn ảnh: TL.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Đỗ Hữu Vị tham gia nhiệm vụ đánh bom ở phía Tây Nam nước Đức và bay trinh sát, tuần tra. Ông nhiều lần thoát khỏi cái chết trong chân tơ kẽ tóc khi bị không quân đối phương bám đuổi nhưng cuối cùng sự nghiệp bay của Đỗ Hữu Vị lại kết thúc vì một... cơn bão. Nguồn ảnh: TL.

Năm 1915, máy bay của ông rơi trong một cơn bão, Đỗ Hữu Vị may mắn sống sót với tay trái gẫy, hàm mặt và sọ dưới vỡ, hôn mê chín ngày nhưng sau khi phục hồi ông vẫn quyết tâm tiếp tục ra trận. Nguồn ảnh: TL.

Mặc dù vậy, do bị thương quá nặng từ trước đó nên ông không thể trở về bầu trời mà được điều chuyển sang cho lực lượng bộ binh. Năm 1916, ông trở thành chỉ huy Đại đội 7 thuộc Trung đoàn Lê dương thứ nhất, được thăng hàm Đại úy và chiến đấu tại Somme - mặt trận nóng bỏng bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: TL.

Ngày 9/7/1916, trong một cuộc tấn công của Đức, Đỗ Hữu Vị dẫn đầu cuộc xung phong và bị dính nhiều phát đạn, hy sinh ngay trên trận tuyến. Thi hài của ông được an táng tại Dompierre, Somme. Tới năm 1921, người anh cả Đỗ Hữu Chấn chuyển hài cốt của ông về Việt Nam. Nguồn ảnh: TA.

Để vinh danh người lính An Nam chiến đấu và hy sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Pháp đã đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một con đường tại làng Laffaux - nơi ông bị rơi máy bay vào năm 1915. Nguồn ảnh: TA.

Ở Hà Nội trước năm 1945, từng có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị sau đó bị đổi tên thành phố Cửa Bắc. Đường Huỳnh Thúc Kháng ở Sài Gòn trước kia cũng mang tên Đỗ Hữu Vị, Đà Nẵng cũng từng có một con đường mang tên ông nay đổi tên thành Hoàng Diệu. Nguồn ảnh: TA.

Ngoài Đỗ Hữu Vị, các tài liệu của Pháp còn ghi nhận một vài phi công có xuất xứ từ Đông Dương khác tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong đó có phần lớn là người Việt Nam với những cái tên như Phan Tat Tao, Cao Đắc Minh, Nguyen Xuan Nha,... Những người này đều được chính phủ Pháp cho in lên tem và phát hành khắp Đông Dương trong quá khứ. Nguồn ảnh: TA.

Mời độc giả xem Video: Sự thô sơ của lực lượng không quân các cường quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phi-cong-nguoi-viet-dau-tien-trong-lich-su-tung-hoanh-thoi-the-chien-i-1275989.html