Phi công Mỹ thú nhận Nam Tư đã bắn bị thương một chiếc F-117

Mặc dù có đầy đủ bằng chứng về việc Nam Tư bắn rơi một máy bay F-117, tuy nhiên Mỹ vẫn luôn cho rằng chiếc cường kích tàng hình này rơi là do 'lỗi kỹ thuật'.

Năm 1999, một chiếc cường kích tàng hình F-117 của Mỹ đã bị phòng không Nam Tư bắn hạ trong một cuộc không kích nhằm vào nước này, phá vỡ huyền thoại bất diệt về loại máy bay chiến đấu tàng hình "Chim ưng đêm" của Không quân Mỹ.

Năm 1999, một chiếc cường kích tàng hình F-117 của Mỹ đã bị phòng không Nam Tư bắn hạ trong một cuộc không kích nhằm vào nước này, phá vỡ huyền thoại bất diệt về loại máy bay chiến đấu tàng hình "Chim ưng đêm" của Không quân Mỹ.

Ngày 1/12 vừa qua, trung tá phi công lái máy bay F-117 của không quân Mỹ ông Heinlein đã tiết lộ một tin gây sốc, trong cuộc không kích năm 1999, một chiếc máy bay chiến đấu F-117 đã từng bị Nam Tư bắn bị thương, nhưng cuối cùng nó đã trở về được căn cứ và hạ cánh an toàn.

Năm 1999, Heinlein thuộc phi đội "Hiệp sĩ bay", triển khai tại căn cứ không quân Spandalem ở miền Tây nước Đức, để tham gia cuộc chiến của NATO vào Nam Tư. Sau khi cất cánh, những chiếc F-117 thực hiện tiếp dầu trên không phận Hungary. Sau khi thực hiện nhiệm vụ ném bom, máy bay tiếp tục nhận tiếp dầu trên không; toàn bộ chuyến bay mất khoảng 6 giờ.

Những chiếc cường kích tàng hình F-117 chỉ mang theo được hai quả bom dẫn đường bằng laser và thả cùng xuống một mục tiêu. Các mục tiêu thường bao gồm các đài thông tin liên lạc như tháp vô tuyến, cầu trọng yếu, nhà máy, tòa nhà nơi đặt các nhân vật chủ chốt và các cơ sở hóa dầu của Nam Tư.

Trong một đêm thực hiện nhiệm vụ, khi Heinlein và đồng đội của mình đã gặp phải sự cố kỹ thuật. Vào ngày 30/4/1999, lực lượng phòng không Nam Tư, dưới sự chỉ huy của Đại tá Dani Zoltan, sử dụng tên lửa S-125 cũ do Liên Xô sản xuất (NATO gọi là SA-3 GOA), đã bắn rơi một máy bay F-117 mang số hiệu 82-806. Đây là lần đầu tiên máy bay tàng hình F-117 bị bắn hạ (dù sau này không được Mỹ công nhận).

Phi công Heinlein cho biết, quá trình ném bom lãnh thổ Nam Tư, phòng không nước này đã phóng một số lượng đáng kể tên lửa và đạn pháo phòng không; mặc dù khi máy bay ném bom F-117A ném bom, đều có tiêm kích F-16CJ bay kèm, được trang bị tên lửa chống bức xạ (HTS), nhằm săn tìm các hệ thống phòng không đối phương.

Trong một đợt ném bom ở vùng ngoại ô phía tây bắc thủ đô Belgrade của Nam Tư, một chiếc F-117 bay cùng với máy bay do phi công Heinlein điều khiển, khi còn cách mục tiêu ném bom khoảng 10 km thì bị trúng tên lửa, Heinlein đã thấy chiếc máy bay của đồng đội bị quầng lửa bao trùm.

Heinlein trước đó đã được huấn luyện đặc biệt trong tình huống này; theo bài học đã được huấn luyện, phi công phải giữ cho máy lái tự động hoạt động ổn định; vì việc lái nghiêng bằng tay, có thể có tác động tiêu cực đến mặt cắt radar của F-117 và để lộ tín hiệu radar cho tên lửa phòng không của đối phương bắn hạ.

Mặc dù thấy đồng đội bị trúng đạn và đạn tên lửa của phòng không Nam Tư vẫn tiếp tục phóng lên, nhưng Heinlein vẫn hoàn thành nhiệm vụ ném bom và quay trở lại không phận Hungari để tiếp nhiên liệu và khi đó, Heinlein phát hiện ra rằng chiếc F-117 của đồng đội, đã không gặp mình đúng giờ.

Sau khi tiếp dầu xong, Heinlein qua bộ đàm và thuyết phục máy bay tiếp dầu KC-135 ở lại vùng trời này, chờ chiếc F-117 của đồng đội quay trở lại. Cuối cùng, phi công tiếp nhiên liệu đã tìm thấy một chiếc F-117 đang tiến đến trong bóng tối, nhưng không có đèn hành trình.

Heinlein nhớ lại: "Tình trạng máy bay của anh ấy không tốt lắm, ngay sau khi chiếc F-117 tiếp cận được vòi tiếp nhiên liệu của chiếc KC-135, nó đã phải giảm độ cao". Heinlein và phi công máy bay tiếp dầu đều nghi ngờ chiếc F-117 kia chỉ có một động cơ hoạt động và đang gặp phải nhiều vấn đề khác.

Vì vậy Heinlein đã yêu cầu máy bay tiếp dầu hạ cánh tà để giảm tốc độ bay, cho phép máy bay F-117 kia có thể tiếp cận được vòi tiếp nhiên liệu của chiếc KC-135. Mặc dù có dầu tràn ra từ xung quanh vòi tiếp nhiên liệu, nhưng máy bay F-117 bị thương cũng đã đổ đầy dầu và trở về được căn cứ.

Sau những thành tích ném bom Nam Tư, Không quân Mỹ đã trao tặng Heinlein "Huân chương Bay xuất sắc". Nhưng những tiết lộ của Heinlein vẫn chưa được quân đội Mỹ xác nhận.

Phi công Heinlein nhấn mạnh, trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, tên lửa phòng không là đối tượng cần quan tâm của "Chim ưng đêm" (ám chỉ tiêm kích F-117). Heinlein cho rằng, máy bay F-117 chỉ có khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp, chứ chưa phải là loại máy bay tàng hình hoàn toàn. Ngay cả một loại tên lửa phòng không cũ hơn như SA-3 cũng là mối đe dọa thực sự đối với F-117.

Mặc dù F-117 đã thể hiện khả năng thực hiện nhiệm vụ cực kỳ cao trong Chiến tranh Kosovo và Chiến tranh Iraq, nhưng nó vẫn là hiện thân của công nghệ cuối những năm 1970. Vì vậy cuối năm 2006, Không quân Mỹ đã tuyên bố loại biên F-117; mặc dù khi đó, các địch thủ của Mỹ chưa hề có loại máy bay ném bom như vậy.

Sức mạnh của máy bay cường kích tàng hình F-117 được Mỹ thể hiện tại Trung Đông.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phi-cong-my-thu-nhan-nam-tu-da-ban-bi-thuong-mot-chiec-f-117-1472924.html