Phát triển tài nguyên nhìn từ kinh nghiệm Nhật và Israel

Nguồn ảnh: Hội DNHVNCLC Đồng bằng sông Cửu Long cần học hỏi từ Nhật và Israel để tập trung và khai thác những lợi thế về tài nguyên bản địa hiệu quả hơn.

Nguồn ảnh: Hội DNHVNCLC

Đó là một trong những chủ đề được trao đổi tại Diễn đàn Mekong Connect 2017 do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 26.10, tại Thành Phố Bến Tre. Diễn đàn hội tụ 30 diễn giả tọa đàm cùng các doanh nghiệp, chính quyền, các nhà hoạch định chính sách để bàn về 25 đề tài quan trọng, xoay quanh câu chuyện làm thế nào để phát triển nguồn tài nguyên bản địa của ĐBSCL gồm dừa, gạo, cá, sen và du lịch.

Tại diễn đàn ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết ĐBSCL cần học hỏi từ Nhật và Israel để tập trung và khai thác những lợi thế về tài nguyên bản địa mang bản sắc riêng.

Học công nghệ của Israel

Ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn, tại Israel có công nghệ nuôi tôm càng xanh toàn đực độc đáo. Trong tự nhiên có khoảng 50% tôm đực, 50% tôm cái. Tôm đực nặng hơn tôm cái khoảng 200-300 gram. Các nhà khoa học đã chứng minh thời kỳ cá con giới tính chưa hình thành, chúng tôi nghiên cứu công nghệ sinh học tiêm Male Population vào tôm cái biến nó thành tôm đực. Sau khi phối giống ra tôm toàn đực, lợi nhuận tăng lên 25%. Công trình này được nghiên cứu tại Israel và phổ biến trên toàn thế giới. Tại An Giang, chúng tôi đã có một trại nhân giống tôm càng xanh toàn đực như thế, sau đó sẽ bán loại tôm giống này ra thị trường để các bạn có thể thụ hưởng thành quả này.

Ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam

Một công nghệ khác chưa có trên thị trường, vừa được phát minh bởi nhóm nghiên cứu khoa học Israel. Khi xuất khẩu dưa lưới, dưa hấu sang châu Âu cần công nghệ cắt gọt sẵn để dùng ngay. Dàn máy xắt dưa hấu và dưa lưới chi cần ba thao tác, lần thứ nhất là cắt hút lõi hạt ra, lần cắt thứ hai cắt luôn vỏ ra. Mỗi trái cây khác nhau máy tự biết vỏ dày bao nhiêu để điều chỉnh lấy phần thịt, lần cắt thứ ba cắt thành khoanh tròn bằng nhau vừa tay cầm, đưa ra đóng giói và chuyển thẳng đến người tiêu dùng. Đây là thị trường rất tiềm năng….

Thường khi dọn ao, thùng nuôi tôm, cá, rất khó khăn để biết được trong ao có bao nhiêu cá con. Chúng tôi nghiên cứu ra cái máy có con mắt thần, trong vài giây sẽ chụp ra cái hình và đếm trong hình ra bao nhiêu con trong ao. Đây là những ví dụ nghiên cứu mà tôi muốn chia sẻ ứng dụng hàng ngày mà chúng tôi đã ứng dụng ở Israel.

Đến cách làm của người Nhật để phát triển sản phẩm bản địa

Vai trò của ĐBSCL vô cùng quan trọng trong xuất khẩu, nhưng thu nhập bình quân 40 triệu đồng/người/năm, rất thấp so với cả nước là 47 triệu đồng/người/năm. Tại sao dân ĐBSCL nghèo như vậy? Tại sao đất đai, sông ngòi, biển cả Việt Nam đều ô nhiễm như vậy?

“Xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề quan trọng là người tiêu dùng muốn gì, nhưng trong khoảng thời gian rất dài Việt Nam không nghĩ như vậy, chỉ tập trung vào sản xuất mà không lo tiêu thụ”.

GS. Nguyễn Quốc Vọng, Trường Khoa học ứng dụng, Đại học RMIT (Úc)

Vậy làm thế nào để chứng minh được sản phẩm của mình là sạch, an toàn, có truy suất nguồn gốc, có chứng nhận quốc tế… Đó là trách nhiệm của các nhà khoa học, của chính quyền, của doanh nhân và của nông dân ĐBSCL. Đó là những chia sẻ từ GS. Nguyễn Quốc Vọng, Trường Khoa học ứng dụng, Đại học RMIT (Úc)

Về vấn đề công nghệ, GS. Nguyễn Quốc Vọng phân tích, công nghệ của Israel và Nhật Bản đều rất cao, đó là vấn đề lớn mà nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Giải pháp nào cho nông nghiệp Việt Nam là một câu hỏi lớn đòi hỏi chúng ta phải tái cấu trúc lại cả về tư duy và cách làm.

Bà Ino Mayu, chuyên gia nông nghiệp, nhà sáng lập tổ chức Seed fo Table cho biết, tại Nhật Bản, nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các địa phương phát triển tài nguyên bản địa kết hợp với du lịch.

“Nhất là thanh niên Nhật Bản được khuyến khích về nông thôn làm việc, chính phủ hỗ trợ thu nhập cho họ trong ba năm, sau đó nếu muốn ở lại địa phương cống hiến, sẽ được chính quyền tạo điều kiện cho họ phát triển”.

Bà Ino Mayu, chuyên gia nông nghiệp, nhà sáng lập tổ chức Seed fo Table

Bà Ino Mayu cũng chia sẻ, như mô hình chợ rau rừng Sansai Ichi của làng Shimuka: Khách du lịch được vào rừng hái rau, nấu nướng, ăn ở cùng người dân. Chợ phiên thì được họp tại ủy ban xã, khách du lịch tới thưởng thức các món ăn từ rau rừng, bán rau giúp bà con. Ngoài ra, họ còn thu hút trẻ em đến làm bánh dày truyền thống của Nhật Bản và ăn tại chỗ luôn.

Và bài bài toán liên kết

Vì sao các liên kết vùng chưa phát huy được tác dụng, theo TS. Trương Minh Huy Vũ thì, liên kết này phải do các dịa phương tự nguyện cùng ngồi lại với nhau, biết hy sinh lợi ích trước mắt, cục bộ, để vì lợi ích bền vững. Yêu cầu tối thiểu của một kế hoạch liên kết vùng thành công là mỗi địa phương khi ngồi vào thảo luận phải hiểu rõ tại sao ngồi đây, có mong muốn tham gia liên kết vùng không? Tham gia cần nhận thức, thảo luận kỹ càng. Sau đó bàn viễn cảnh, tầm nhìn sắp tới trong 30 năm nữa thế nào?...

Liên kết vùng để phát triển bền vững, tập trung ba lĩnh vực, sự tham gia của toàn bộ thành phần trong xã hội, cùng hình dung tương lai của vùng trước khi ngồi vào làm, sử dụng lợi thế của vùng. Không chỉ dừng lại các tiểu vùng mà liên kết giữa các tiểu vùng với nhau, với trung ương và với thể giới.

Nguồn Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao

Nguồn NCĐT: http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/phat-trien-tai-nguyen-nhin-tu-kinh-nghiem-nhat-va-israel-3320866/