Phát huy vai trò của phụ nữ

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên chỉ đạo việc nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); duy trì triển khai các chương trình giám sát VSATTP nông lâm thủy sản. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, các cấp hội phụ nữ trong cả nước đã có nhiều mô hình sáng tạo, góp phần quan trọng vào các chương trình này.

Nhân rộng mô hình sản xuất sạch

Thực tế, các cấp hội phụ nữ ở các tỉnh, thành đã xây dựng nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo đảm chất lượng ATTP nông lâm thủy sản. Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu như: mô hình “Chi hội phụ nữ tuyên truyền,vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn” tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Bình Phước...; mô hình truyền thông “Chiếc thớt an toàn thực phẩm” tại Bình Dương, HTX nông nghiệp Từ Tâm (Bắc Giang), HTX tinh bột sắn dây, tinh bột nghệ (Nghệ An), HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình; mô hình kinh doanh an toàn của Phụ nữ chợ Đông Ba (Huế); mô hình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn tại HTX rau an toàn Ba Chữ (Hà Nội); mô hình Trang trại Rau hữu cơ Cuối Quý tại Đan Phượng (Hà Nội), công ty an Hòa, liên kết các hộ nông dân trồng rau tại Hà Nội, chủ yếu là tập hợp các chị em phụ nữ trồng rau an toàn cho các chuỗi siêu thị tại Hà Nội…

Tại Hà Nội, trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký kết với Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản triển khai Kế hoạch “Xây dựng và phát triển một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững”. Theo đó, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó, Hội LHPN Hà Nội đã có nhiều đóng góp quan trọng. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy, các cấp Hội phụ nữ thành phố đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại các vùng sản xuất Hà Nội; phát động thực hiện chương trình “Nâng niu giá trị nông sản Việt - San sẻ yêu thương - Vượt qua đại dịch”. Từ năm 2021 đến nay, các cấp Hội đã kết nối, hỗ trợ nông dân trên địa bàn thành phố, và các tỉnh, thành trong cả nước tiêu thụ hơn 2.500 tấn nông sản; phối hợp với Chuỗi thực phẩm sạch Organic Green mở 141 điểm phân phối thực phẩm sạch tới người tiêu dùng các chuỗi sản xuất an toàn của thành phố có sự tham gia của hội viên phụ nữ… Bên cạnh đó, phối hợp với cộng đồng nông nghiệp sạch tổ chức tốt các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trưởng phòng chất lượng nông sản Nguyễn Văn Thuấn tập huấn nội dung triển khai chương trình 01
Nguồn: ITN

Nâng cao kiến thức về ATTP cho cán bộ

Chương trình phối hợp số 01 giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025” được ký kết ngày 13.10.2021 với mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ, hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; phát huy vai trò của các cấp Hội trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Cả nước đã có 1.644 chuỗi; 463.000ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương; 16.991ha được cấp chứng nhận VietGAP và Trưởng phòng chất lượng nông sản Nguyễn Văn Thuấn tập huấn nội dung triển khai chương trình 01 tương đương…

Ở nước ta hiện nay, trong gần 80% phụ nữ của khu vực nông thôn thì có đến 58% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một chủ thể quan trọng góp phần sản xuất ra phần lớn nông sản. Do đó, từ năm 2017, Chính phủ đã cùng Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam thực hiện Chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Chương trình đã tạo nhiều chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, bà con nông dân trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, góp phần bảo đảm chất lượng, aTTP tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Để phát huy những kết quả đạt được của Chương trình phối hợp giai đoạn 2017 - 2020, Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thống nhất triển khai Chương trình phối hợp “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025”. Chương trình đề ramục tiêu đến năm2025: 100% cơ sở sản xuất ban đầu,sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, nhân rộng mô hình của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm cho 100% các sản phẩm chủ lực tại địa phương theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức tập huấn triển khai Chương trình phối hợp số 01 về ATTP giữa Chính phủ với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam. Tại hội nghị tập huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh khẳng định, lớp tập huấn được tổ chức với mục tiêu trang bị kiến thức cơ bản cho đội ngũ cán bộ hội chủ chốt về ATTP, cập nhật các văn bản mới về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các kiến thức cơ bản về công tác bảo đảm ATTP, giới thiệu về các chương trình quản lý chất lượng, cũng như kinh nghiệm về xây dựng, phát triển chuỗi nông lâm thủy sản an toàn.

Phó Chủ tịch Trung ương HôịLHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh đề nghị, Hội LHPN các tỉnh/thành bám sát nội dung Chương trình phối hợp, vận dụng sáng tạo, phù hợp trong công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động liên quan, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ và cộng đồng. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷsản thực phẩm chất lượng, an toàn; tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. Vận động các cơ sở sản xuất ban đầu,sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản ký kết cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. Mặt khác, tổ chức hướng dẫn, tập huấn áp dụng xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Bên cạnh đó, HôịLHPN các tỉnh/thành cần quan tâm tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết nôívới các sàn giao dịch thương mai, hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông lâm thuỷsản an toàn. Hỗ trợ các cấp Hôịvà hội viên, phụ nữ trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách về aTTP. Đồng thời, phát hiện, kịp thời biểu dương, tôn vinh những điển hình tiên tiến; đấu tranh lên án các hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.

Đào Cảnh

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/doi-song-xa-hoi/phat-huy-vai-tro-cua-phu-nu-i308001/