Phát huy hiệu quả các câu lạc bộ văn hóa cơ sở

Ninh Bình là vùng đất có nhiều môn nghệ thuật truyền thống đa dạng, đặc sắc. Để bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đó, những năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và người dân, nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ với đủ thành phần, lứa tuổi đã được thành lập tại cơ sở, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan).

CLB Chèo làng Duyên Phúc, xã Khánh Hồng (huyệnYên Khánh) được thành lập từ đầu năm 2016, với 20 thành viên. Tuy là một CLBhoạt động theo phong trào quần chúng, nhưng CLB lại có đầy đủ các thành phầnnhư một đoàn chèo chuyên nghiệp, như đạo diễn, nhạc sĩ, nhạc công và hơn 10diễn viên tham gia. CLB đã dàn dựng, phân công và tập luyện các vở chèo cổ như:“Tấm Cám”, “Trương Viên”; các trích đoạn chèo như “Lý trưởng - mẹ Đốp”, màn vuquy, ăn khoán, Thị Mầu lên chùa... Hiện nay, toàn xã Khánh Hồng có 4 CLB chèo,mỗi CLB có trên dưới 20 thành viên, tập luyện và hoạt động thường xuyên, phụcvụ các sự kiện trong ngày lễ, Tết, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân..., được bàcon đón nhận, cổ vũ nhiệt tình, tạo thành phong trào văn hóa văn nghệ sôi nôỉtại cộng đồng, giữ gìn nét đẹp văn hóa làng xã, khơi dậy tinh thần đoàn kết,gắn bó trong nhân dân...

Chị Đồng Thị Thu,thành viên CLB Chèo làng Duyên Phúc, xã Khánh Hồng, là một người trẻ tuổi nhưngyêu thích loại hình hát chèo nên đã xin tham gia CLB. Chị cho biết: “Chúng tôikhông chỉ dàn dựng lại các tích chèo cổ, mà các thành viên CLB còn tự viết kịchbản, tự biên, tự diễn hàng trăm kịch bản phục vụ nhiệm vụ chính trị, ca ngơịĐảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, ca ngơịquê hương, đất nước đổi mới,... phục vụ công chúng yêu chèo của làng, của xã.Niềm vui và tự hào của chúng tôi là không chỉ người trung, cao tuổi trong làng,trong xã mới có tình yêu với nghệ thuật chèo, mà thế hệ trẻ hôm nay, nhiêùngười cũng tha thiết được học và biểu diễn chèo với niềm đam mê, yêu thích thựcsự. Điều đó khẳng định sức sống của môn nghệ thuật chèo...” - Chị Đồng Thị Thukhẳng định.

Với xã Yên Phong(huyện Yên Mô), nơi được xem là “cái nôi” của nghệ thuật hát xẩm truyền thốngcủa huyện, của tỉnh, đến nay, địa phương đã thành lập được 4 CLB hát chèo, hátxẩm. Các bài xẩm cổ, nổi tiếng như Xẩm chợ, Phồn huê, Riềm huê, Hà liễu, Chênhbong, Xẩm Sênh, Thập ân, Trống quân… được các thành viên trong các CLB tự họchỏi, tìm tòi, truyền dạy cho nhau, để lưu giữ “vốn cổ” văn hóa dân gian của địaphương. Đặc biệt, để bảo tồn, lưu giữ và phát triển loại hình nghệ thuật hátxẩm, tiến tới trình UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể cầnđược bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Đề án số04 ngày 14/11/2011 về việc “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hátxẩm”. Đề án được Nhà hát Chèo Ninh Bình phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chứcthực hiện từ cuối năm 2011, theo đó đã mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trungương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạnchương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạccông Nhà hát Chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng ở huyện Yên Mô. Từ năm2011 đến nay, huyện Yên Mô đã tổ chức được hàng chục lớp truyền dạy hát xẩmmiễn phí cho học sinh và cho người yêu thích bộ môn nghệ thuật độc đáo này.Hiện toàn huyện Yên Mô có 20 CLB hát chèo, hát xẩm ở khắp các xã, thị trấn,trường học trong huyện, thường xuyên luyện tập, biểu diễn giao lưu, nâng caotrình độ và niềm yêu thích môn hát xẩm trong các tầng lớp nhân dân.

ở xã miền núiQuảng Lạc (huyện Nho Quan), nơi có trên 80% đồng bào dân tộc Mường sinh sống,những ngày đầu Xuân năm mới, ngày lễ Tết của người Mường luôn sôi động các hoạtđộng văn hóa, văn nghệ. Để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, từ đầu năm2018, địa phương đã thành lập CLB Cồng chiêng văn hóa dân tộc Mường của xã, vơítrên 100 thành viên tham gia. Ngoài câu lạc bộ của xã, đến nay, cả 8 thôn, bảnđều hình thành đội văn nghệ quần chúng nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường.Những năm qua, cùng với quan tâm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống chongười dân, huyện Nho Quan cũng đặc biệt quan tâm và đầu tư cho công tác bảotồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Mường. Cùng với việcdành nguồn kinh phí nhất định khuyến khích thành lập các CLB văn hóa văn nghệ,phòng Văn hóa thông tin huyện cũng chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức,lòng tự hào, ý thức trách nhiệm về những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bàoMường, đồng thời tổ chức nhiều lễ hội, hoạt động văn hóa thể thao để mọi ngươìđược giao lưu văn hóa. Hiện toàn huyệnduy trì hoạt động của hàng chục CLB văn hóa, văn nghệ Mường, hàng năm huyện tổchức Ngày hội văn hóa các dân tộc, ngoài các hoạt động biểu diễn văn hóa, vănnghệ còn tổ chức thi nấu ăn, trình bày ẩm thực...., duy trì những nét đẹp riêngcó, độc đáo của đồng bào dân tộc Mường.

Với những cáchlàm sáng tạo, phát huy tốt vai trò của cộng đồng dân cư, mỗi CLB văn hóa vănnghệ trong tỉnh không chỉ là một “kênh” nâng cao văn hóa tinh thần lành mạnhcho người dân, mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn các mônnghệ thuật truyền thống sống mãi trong dân gian. Mong muốn của các CLB là nhậnđược sự quan tâm về địa điểm sinh hoạt, hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, đểcác “diễn viên” quần chúng mãi yêu, thêm gắn bó với loại hình văn hóa văn nghệcó sẵn ngay tại quê hương mình, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoácủa quê hương, địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnhngày càng phát triển.

Bài, ảnh: Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phat-huy-hieu-qua-cac-cau-lac-bo-van-hoa-co-so-20200228084540631p3c24.htm