Phát hiện vật thể mới trong hành tinh X bí ẩn

Trong quá trình tìm kiếm hành tinh X bí ẩn, các phi hành gia phát hiện một vật thể rất xa nằm gần rìa hệ Mặt Trời được đặt tên là 'Tiểu hành tinh'. Phát hiện này cung cấp cho các nhà khoa học các bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của hành tinh X và những phát kiến xa hơn bên ngoài hệ Mặt Trời.

Vật thể này được các nhà khoa học xác định là hành tinh lùn, có niên đại quỹ đạo 40.000 năm ánh sáng, điều này có nghĩa quỹ đạo di chuyển vòng quanh Mặt Trời sẽ kéo dài hơn. Khoảng cách của nó đến Mặt Trời xa hơn 2.000 lần khoảng cách của Trái Đất đến Mặt Trời. Phi hành gia Scott Sheppard, Viện Khoa học Vũ trụ Carnegie cho biết: “Tôi nghĩ việc phát hiện ra Hành tinh lùn giúp chúng ta đến gần hơn với sự tồn tại của Hành tinh X”.

Vật thể này được các nhà khoa học thiên văn phát hiện vào cuối tháng 10-2015, tuy nhiên, thông tin về sự phát hiện này phải mất 3 năm truyền đi trong vũ trụ để đến được Trái Đất. Vị trí của nó được phát hiện gần với Đám mây tinh vân Oort. Đám mây tinh vân Oort là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch bị cháy xém và bay lơ lửng trong không trung, bao quanh hệ Mặt Trời với đường kính 1 năm ánh sáng và đây là nơi sinh ra sao chổi.

Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế thông báo về sự phát hiện của Tiểu hành tinh này vào thứ ba, được chính thức biết đến với tên 2015 TG387. Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bắc Arizona và Đại học Hawaii và bao gồm cả phi hành gia Sheppard, đã đệ trình bài nghiên cứu chi tiết của họ về phát hiện này lên Tạp chí Thiên Văn. Phi hành gia Scott Sheppard nói rằng: “Tiểu hành tinh này là một trong những tiểu hành tinh có quỹ đạo lớn nhất trong số các hành tinh nằm ở xa sao Diêm Vương. Dựa vào quỹ đạo của nó, Tiểu hành tinh 2015 TG387 không bao giờ có thể bị hút vào quỹ đạo của những hành tinh lớn trong Hệ Mặt Trời của chúng ta bởi vì chính lực hấp dẫn trọng trường của chính nó”.

Phi hành gia Sheppard và cộng sự đã tìm thấy Tiểu hành tinh này ở rìa của Hệ Mặt Trời. Một trong những điều làm cho Tiểu hành tinh này trở nên độc đáo là quỹ đạo độc lập của nó, nó không chịu sự ảnh hưởng trọng lực từ bất kì một hành tinh nào khác. Ông Sheppard nói thêm: “Việc nghiên cứu về hành tinh này sẽ là tiền đề cho những hiểu biết xa hơn về những gì đang diễn ra bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta”.

Để có thể phát hiện ra Tiểu hành tinh này, các nhà nghiên cứu đã nhờ đến sự hỗ trợ của kính viễn vọng Subaru của Nhật Bản được đặt trên đảo Mauna Kea ở tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ. Kính viễn vọng Subaru là kính viễn vọng lớn nhất thế giới và có khả năng khảo sát tiên tiến nhờ vào tầm nhìn trải rộng của nó.

Giáo sư Tholen, đến từ Đại học Hawaii nói rằng: “Chúng tôi nghĩ rằng có hàng ngàn những vật thể có cấu tạo như 2015 TG387 ở ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta, nhưng khoảng cách chính là trở ngại lớn nhất để tìm ra những Tiểu hành tinh này. Chúng tôi chỉ có thể phát hiện ra 2015 TG387 khi nó tiếp cận đến rìa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Và 99% khả năng sẽ cực kì khó khăn để nhận thấy Tiểu hành tinh này vì quỹ đạo 40.000 năm ánh sáng của chính nó”.

Nếu như 2015 GT387 không phải chịu ảnh hưởng từ lượng khí gas khổng lồ trong Hệ Mặt Trời, vậy thì điều gì cấu tạo nên quỹ đạo đặc biệt của nó? Đây chính là điều mà nhà khoa học vũ trụ đang nghi vấn để tìm hiểu về nơi xuất hiện của Hành tinh X bí ẩn. Khác với những vật thể được tìm thấy bởi phi hành gia Sheppard và đồng đội của ông ở rìa Hệ Mặt Trời, Tiểu hành tinh này di chuyển như thể nó chịu tác động từ một lực mà không thể nhìn thấy.

Dựa trên mô phỏng dựa vào những thông số cơ bản các nhà khoa học thiết lập với Hành tinh X, họ cho rằng Tiểu hành tinh này hoạt động giống như nó được “lập trình” và phụ thuộc vào một hành tinh lớn hơn nhưng như đã đề cập ở trên, nó không phụ thuộc hay ảnh hưởng bởi một hành tinh lớn nào. Điều này lý giải vì sao Sao Diêm Vương không bao giờ tiếp cận quá gần với hệ thống khí gas khổng lồ luân chuyển xung quanh Sao Hải Vương.

Giáo sư Trujilo đến từ Đại học Bắc Arizona nhận định: “Điều làm cho phát hiện Tiểu hành tinh này trở nên thú vị là quỹ đạo của nó có vẻ chịu sự tác động từ Hành tinh X. Dù những mô phỏng này không chứng minh được có sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ nào trong Hệ Mặt Trời, nhưng đây có thể là bằng chứng đáng tin cậy về một hành tinh hay một Hệ Mặt Trời nào khác bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta”.

Thiên Bảo

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/the-gioi/phat-hien-vat-the-moi-trong-hanh-tinh-x-bi-an-61952.html