Phát hiện vật thể lạ 'siêu quý hiếm' khi mổ lợn nái 'khủng' 136kg

Khi mổ con lợn nái có trọng lượng 136kg, gia đình bác Phạm Văn Thuật, vợ Vi Thị Quyền trú tại Bản Din xã Trung hạ (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phát hiện một vật thể lạ trong dạ dày có vật cứng, có lông đen óng vàng, nặng 350gram, nghi là 'cát lợn' quý hiếm.

Ngày 16/5, gia đình bác Phạm Văn Thuật , sinh năm 1962 trú tại Bản Din xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong lúc làm thịt con lợn nái nặng 136kg đã nuôi lâu năm thì bất ngờ phát hiện một vật thể lạ trong dạ dày lợn. Sau khi lấy ra rửa sạch, mọi người nghi là “cát lợn” quý hiếm nên bác Thuật bảo quản cẩn thận.

Vật thể lạ nghi “cát lợn” quý hiếm khi mổ lợn tại bản Din, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Vật thể lạ nghi “cát lợn” quý hiếm khi mổ lợn tại bản Din, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Vật thể lạ nghi “cát lợn” có trọng lượng 350gram, hình bầu dục, dài 12cm, rộng 5cm, cao 5cm được bao bọc bởi một lớp mỡ màu vàng. Khi bóc lớp mỡ ra có lông như lông lợn được đan kết lại với nhau, màu xanh lơ pha lẫn đen trắng.

Khi rửa sạch phơi khô, vật thể này tỏa ra mùi thơm như thuốc Bắc. Mọi người lên mạng tìm hiểu thì có tên là “trư cát”, một vật được cho là quý hiếm với lời đồn thổi có thể chữa được rất nhiều bệnh.

Vật thể được cho là cát lợn có kích thước lớn hơn hộp sữa

Bác Thuật chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi lợn và cũng làm thịt rất nhiều nhưng đây là lần đầu tiên mổ con lợn nái phát hiện vật thể lạ nghi là “cát lợn” quý hiếm. Tôi thì không tin nó có giá trị như đồn thổi. Hiện tôi vẫn đang bảo quản để cho mọi người đến xem”.

Bác Vi Thị Quyền vợ bác Thuật trú tại Bản Din xã Trung hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cầm trên tay “vật lạ” được cho là “cát lợn” lấy ra từ con lợn nái gia đình đãl âu

Theo các nhiều tài liệu được biết: Cát lợn còn được gọi là "Trư cát" hoặc "Trư sa cát lợn" theo các nhà khoa học nó là một loại kết tụ vật chất trong hệ tiêu hóa của con lợn như trong dạ dày, trong ruột, trong mật được tích tụ theo thời gian. Đặc tính của Cát lợn là vị ngọt, tính mát, mùi thảo mộc có tác dụng đối với tâm và can được cho là có giá trị kinh tế, giá trị y học, chữa bệnh. Mặc dù trong các tài liệu y học cổ có ghi chép về trư sa, nhưng y học hiện đại vẫn chưa có nhận định nào về công dụng của nó.

PV

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/phat-hien-vat-the-la-sieu-quy-hiem-khi-mo-lon-nai-khung-136kg-77633.html