Phát hiện 'siêu xa lộ' mang dấu chân người và động vật cổ đại

Cách đây hàng nghìn năm, một dải đất dọc theo bờ biển phía tây nước Anh đã từng là 'siêu xa lộ' cho người và động vật. Với sự lên xuống của thủy triều con đường này ngày càng lộ rõ.

Các tác giả nghiên cứu Alison Burns và Jamie Woodward kiểm tra dấu chân động vật và con người 8.500 năm tuổi tại một trong những lớp bùn thời kỳ đồ đá cũ ở Anh.

Các tác giả nghiên cứu Alison Burns và Jamie Woodward kiểm tra dấu chân động vật và con người 8.500 năm tuổi tại một trong những lớp bùn thời kỳ đồ đá cũ ở Anh.

Những dấu chân cổ đại được nhìn thấy dọc theo đường bờ biển dài gần 3 km gần Formby, nước Anh. Các vết chân cho thấy, khi các sông băng tan chảy và mực nước biển dâng lên sau khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc vào khoảng 11.700 năm trước, con người và động vật bị buộc phải vào đất liền, do đó hình thành một khu vực hoạt động của con người và động vật.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution số tháng 10, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những con đường mòn, một trong số đó đã hơn 8.000 năm tuổi, có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ, hoặc thời kỳ đồ đá giữa (15.000 trước Công nguyên đến năm 50 trước Công nguyên) đến thời trung cổ (từ năm 476 đến năm 1450 sau Công nguyên).

Các nhà nghiên cứu đã thu thập được hạt giống từ cây bạch dương và cây vân sam nằm rải rác trong các lớp của tuyến đường này và xác định niên đại của chúng bằng carbon phóng xạ.

Tổng cộng có một chục dấu chân tường "được bảo quản tốt", một số trong số đó được xếp chồng lên nhau, tạo ra khoảng 36 lớp lộ thiên. Những dấu chân này không chỉ là dấu chân của con người mà còn bao gồm dấu chân nhiều loài động vật đã tuyệt chủng như hươu đỏ, lợn rừng, chó sói, linh miêu và sếu.

Trong số hàng chục dấu chân được phát hiện tại khu vực này, một số dấu chân đặc biệt nổi bật, không chỉ vì nó là dấu vết lâu đời nhất, cách đây khoảng 8.500 năm. Các nhà nghiên cứu cho biết, con người cổ đại đi chân trần, bùn đã rỉ ra giữa từng ngón chân, vì vậy các nhà nghiên cứu sẽ có được tất cả các đặc điểm của dấu chân để nghiên cứu. Ngay sát chúng là dấu chân của một con sếu, rất có thể con người cổ đại đang săn mồi. Và bên cạnh sếu, có một tập hợp rất rõ ràng các dấu vết hươu đỏ trưởng thành.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra dấu chân không phải là duy nhất trong khu vực này. Một địa điểm khảo cổ gần đó chứa các dấu ấn của con người 900.000 năm tuổi lộ ra trong một cơn bão năm 2013 ở Norfolk, nằm cách Formby khoảng 400 km về phía đông nam, nhưng những dấu chân tìm thấy ở Formby khá đặc biệt vì nó tiết lộ con người và động vật đã sống cùng nhau hàng nghìn năm trước.

Hà Thu

Theo Live Science

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/phat-hien-sieu-xa-lo-mang-dau-chan-nguoi-va-dong-vat-co-dai-post1478739.tpo