Phát hiện mới có thể giảm bức xạ Mặt Trời để hạn chế hạn hán tại châu Phi

Người dân thành phố Cape Town của Nam Phi hẳn không thể quên đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 4 thế kỷ qua, xảy ra bắt đầu từ năm 2016 và từng dẫn với nguy cơ Ngày Zero (Ngày Cape Town rơi vào tình trạng cạn kiệt nước dùng) vào năm 2017. Để tránh lặp lại kịch bản này, một nghiên cứu mới đây cho thấy việc 'bơm' hàng tỷ phân tử lưu huỳnh dioxide (SO2) vào tầng bình lưu có thể giảm sức nóng của tia Mặt Trời, qua đó giúp nhiều khu vực tại châu Phi tránh khỏi thảm họa hạn hán.

Hạn hán vẫn diễn ra phức tạp tạp nhiều tỉnh của Việt Nam. Ảnh : Trọng Đạt - TTXVN

Hạn hán vẫn diễn ra phức tạp tạp nhiều tỉnh của Việt Nam. Ảnh : Trọng Đạt - TTXVN

Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Environmental Research Letters hồi tuần trước. Theo đó, một nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Romaric Odoulami đứng đầu đã phát hiện ra rằng việc chặn bớt bức xạ Mặt Trời bằng các phân tử SO2 siêu nhỏ có thể duy trì nhiệt độ toàn cầu ở mức của năm 2020. So với kịch bản tồi tệ nhất với việc con người không có hành động giảm khí phát thải, thì sáng kiến Quản lý Bức xạ Mặt Trời (SRM) bằng SO2 sẽ giảm tới 90% nguy cơ xảy ra Ngày Zero tại dọc khu vực Tây Nam của Nam Phi đến năm 2100. Trong nạn hạn hán hồi năm 2017, có 3,7 triệu người dân thành phố Cape Town sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng.

Theo nghiên cứu trước đó, việc ấm lên toàn cầu với nhiệt độ tăng hơn 1 độ C kể từ giữa thể kỷ 19 đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra các nạn hạn hán nghiêm trọng như tại Cape Town lên 1,3 lần. Đặc biệt hơn, việc nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp sẽ khiến nguy cơ xảy ra thảm họa trên tăng 3 lần.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, vốn có sự tham gia của hấy hết các nước, đã vạch ra mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt của Trái Đất ở dưới ngưỡng 2 độ C, song nhiều chuyên gia lo ngại rằng mục tiêu bày đang nhanh chóng tuột khỏi tầm tay. Trong bối cảnh này, giới khoa học và các nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc đến phương án "kỹ thuật địa chất" để làm "mát" hành tinh, nhưng ý kiến này bấy lâu nay đã bị bác bỏ vì cho rằng đây là viễn tưởng khoa học.

Tuy nhiên, ông Andy Parker, Giám đốc dự án Sáng kiến Quản lý Bức xạ Mặt Trời, nhận định nếu việc giảm khí phát thải không chứng minh khả năng hạn chế sự tăng nhiệt, thì con người đang tính đến việc chặn ánh sáng Mặt Trời và đây có thể là tia hy vọng duy nhất để đạt mục tiêu giảm nhiệt. Theo đó, các phân tử SO2 và các phần tử lưu huỳnh khác có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển để tạo ra các hạt mịn để giảm bức xạ Mặt Trời.

Một nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề này, với sự tham gia của các nhà khoa học ở Benin, phát hiện rằng kỹ thuật phun các phân tư siêu nhỏ SO2 cũng có thể giảm sự tác động của biến đổi khí hậu với lượng mưa tại khu vực Tây Phi.

Tuy nhiên, việc Quản lý Bức xạ Mặt Trời cũng có mặt trái với hậu quả có thể làm tác động đến mùa mưa vốn có vai trò quan trọng đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nhiều khu vực nhiệt đới. Nhà khoa học Odoulami cho biết phát hiện của nghiên cứu cho thấy giải pháp mới có thể tránh nguy cơ hạn hán tại Cape Town, song lại để lại hậu quả tại nhiều khu vực khác ở châu Phi. Các nhà khoa học cũng cảnh báo nguy cơ nhiệt độ bất ngờ tăng trong trường hợp phương pháp này thất bại. Bên cạnh đó, việc "bơm" các phân tử siêu nhỏ SO2 vào tầng bình lưu sẽ không có tác dụng trong việc ngăn chặn sự kết tụ khí CO2 trong không khí.

Thanh Hương

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/phat-hien-moi-co-the-giam-buc-xa-mat-troi-de-han-che-han-han-tai-chau-phi-80888