Phát hiện hành tinh nóng với cái đuôi giống như Sao Chổi

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã xác nhận sự tồn tại của một vật thể lạ được gọi là 'hành tinh sao chổi'. Hành tinh khí khổng lồ này có tên HD 209458b quay xung quanh ngôi sao chủ của nó.

Các quan sát được thực hiện với Kính Viễn vọng Hubble cho thấy những cơn gió sao mạnh mẽ đang quét các vật liệu khí quyển bị bỏ lại phía sau hành tinh bị cháy xém này, và biến nó thành một cái đuôi giống như sao chổi, Jeffrey Linsky thuộc Đại học Colorado ở Boulder, trưởng nhóm nghiên cứu COS cho biết.

 Nguồn ảnh: Scientific American

Nguồn ảnh: Scientific American

Hành tinh này nằm cách Trái đất 153 năm ánh sáng, nặng hơn một chút so với Sao Mộc, đang quay quanh ngôi sao chủ của nó trong 3,5 ngày ngắn ngủi. Và Linsky và nhóm của ông đã phân tích bầu khí quyển của hành tinh này trong các sự kiện quá cảnh.

Nhóm đã phát hiện ra các nguyên tố nặng carbon và silicon trong bầu khí quyển siêu nóng 2000 ° Fahrenheit (1100 ° C) của hành tinh. Phát hiện này cho thấy ngôi sao chủ đang làm nóng toàn bộ bầu khí quyển hành tinh, nạo vét các yếu tố nặng hơn và cho phép chúng thoát khỏi hành tinh nóng bỏng này.

Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy vật chất rời khỏi hành tinh không phải là tất cả đều di chuyển với cùng tốc độ. Linsky nói: "Chúng tôi đã tìm thấy khí thoát ra ở vận tốc cao, với một lượng lớn khí này chảy về phía Kính Hubble với tốc độ 22.000 dặm / giờ (35.400 km / giờ)". "Luồng khí lớn này có khả năng là khí bị cuốn theo luồng gió sao tạo thành đuôi giống như sao chổi nối sau hành tinh."

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-hanh-tinh-nong-voi-cai-duoi-giong-nhu-sao-choi-1379554.html