Phát hiện hài cốt người Do Thái bị Đức Quốc xã đưa ra làm thí nghiệm

Di hài của 86 người Do Thái bị chế độ Đức Quốc xã sử dụng làm vật thí nghiệm, mới được phát hiện tại một thành phố miền đông nước Pháp.

Những

người Do Thái này đã bị Đức Quốc xã sát hại trong các buồng khí ngạt năm 1943. Thi thể và các bộ phận cơ thể của họ sau đó được đưa tới một cơ sở y tế hợp pháp ở thành phố Strasbourg của Pháp, khi ấy đang bị phát xít Đức chiếm đóng.

Cơ sở y tế nơi để thi hài các nạn nhân Do Thái bị giết để phục vụ thí nghiệm của Đức Quốc xã. Ảnh: Daily Mail.

Cơ sở y tế nơi để thi hài các nạn nhân Do Thái bị giết để phục vụ thí nghiệm của Đức Quốc xã. Ảnh: Daily Mail.

Người ta cho rằng sau khi phe đồng minh giải phóng thành phố này vào năm 1945 thì vào năm 1946 các nạn nhân đã được đưa vào chôn trong một ngôi mộ tập thể.

Thế nhưng giới chức thành phố Strasbourg lại mới xác nhận rằng hơn 70 năm sau, nhiều hài cốt vẫn được lưu giữ ở cơ sở y tế nói trên.

Phát hiện mới đã khiến một tổ chức đại diện cho cộng đồng Do Thái ở bên Anh “quan ngại sâu sắc”. Tổ chức này cho rằng cần phải giải đáp nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Phát ngôn viên đại diện cho cộng đồng người Do Thái ở Anh nói: “Phát hiện mới này đã đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm túc đối với người nắm thông tin về các bộ hài cốt này và lý sao vì sao họ không tiết lộ điều này sớm hơn”.

Phát ngôn viên nói tiếp: “Chúng tôi mong muốn một cuộc điều tra khẩn trương và toàn diện về các vấn đề này, và hài cốt của các nạn nhân đó sẽ được an táng một cách trọng thể phù hợp với luật lệ Do Thái càng sớm càng tốt”.

August Hirt, một đại úy SS đồng thời là chủ tịch của Đại học Reich (Đế chế), là người đầu tiên phụ trách việc xây dựng bộ “sưu tập” đáng sợ này.

Bộ sưu tập bao gồm “một cái bình chứa các mảnh da của nạn nhân khí ngạt” – sử gia Raphael Toledano tiết lộ.

Nghĩa trang dành cho người Do Thái ở Pháp. Ảnh: CWGC.

Một vài thi thể bị cắt thành các miếng nhỏ hoặc đem thiêu. Theo kế hoạch tất cả sẽ được sử dụng trong các thí nghiệm của các nhà khoa học Đức làm việc cho “dự án” có tên gọi “chủng tộc bậc thầy”.

Người ta cũng đã phát hiện các ống nghiệm đựng ruột và dạ dày của một nạn nhân.

Đa phần thi thể các nạn nhân được phát hiện đựng trong các thiết bị chứa đầy cồn khi thành phố Strasbourg được phe đồng minh chống phát xít giải phóng vào tháng 11/1944.

Nhưng sử gia Toledano cho hay, nhiều thi thể khi đó được giáo sư pháp y Camille Simonin gìn giữ. Vị giáo sư này khi đó đang điều tra Đại úy SS Hirt.

Giáo sư Simonin được giao nhiệm vụ khám nghiệm pháp y nhằm “xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết” của các nạn nhân.

Một thông cáo của cơ sở y tế nói trên có nêu rằng một bức thư do Simonin viết năm 1952 “đề cập đến các bình chứa các mẫu xét nghiệm trong quá trình khám nghiệm pháp y tiến hành trên các nạn nhân Do Thái tại buồng khí ngạt Struthof”.

Theo thông cáo trên, các nhãn trên bình ghi rõ từng mẫu và đề cập đến số đăng ký 107969, ứng với con số xăm trên trán của Menachem Taffel (một trong 86 nạn nhân) tại trại tập trung Auschwitz.

Tất cả các thi thể sẽ được trao lại cho cộng đồng Do Thái ở Strasbourg (Pháp) để lo thủ tục mai táng.

Đại úy SS Hirt của tự sát vào tháng 7/1945 trước khi y có thể bị đưa ra xét xử tại tòa án Nuremburg vì các tội ác chống lại loài người.

Tới 4.000 người Do Thái ở Pháp đã bị sát hại có hệ thống trong thời kỳ diệt chủng Holocaust.

Theo Trung Hiếu/VOV

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-hai-cot-nguoi-do-thai-bi-duc-quoc-xa-dua-ra-lam-thi-nghiem/20200228063735249