Phát hành thẻ ATM có phải là chiêu trò dụ dỗ nhà đầu tư của Tập đoàn tài chính OCB?

Tập đoàn tài chính OCB đưa ra trên các diễn đàn cũng như các hội nhóm zoom chát về một loại thẻ ATM của tập đoàn này. Thẻ này có thể rút được tiền và thanh toán tiền tại các cửa hàng, siêu thị ở Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư tin rằng OCB là tập đoàn tài chính đa lĩnh vực, đa quốc gia và kinh doanh uy tín. Vậy câu hỏi đặt ra là thẻ ATM hiện hành sử dụng tại thị trường Việt Nam với cái tên OCB là gì? Liên kết với cơ quan nào để được sử dụng tại Việt Nam?

Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng loạt bài phản ánh nhà đầu tư “sập bẫy” vì đầu tư tiền ảo vào Tập đoàn tài chính OCB, thời gian gần đây, các hội nhóm cũng như trên diễn đàn zoom chát, tập đoàn bắt đầu hạn chế các hoạt động giao dịch cũng như các leader (trưởng nhóm, lãnh đạo, chỉ huy, là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt) đã không còn tung hô kêu gọi và lending các gói đầu tư tiền như thời gian trước đó.

Mặt khác, người đứng đầu sàn tiền ảo OCB là Phạm Văn Tâm đã có những động thái muốn chuyển hướng đưa sân chơi này ra nước ngoài hoạt động. Vậy tiền của các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào tập này trong thời gian qua, họ sẽ đi đâu để thu hồi?

Tại Singapore, Công ty OCB LIFE PET.LTD được thành lập vào tháng 7/2020.

Tại Singapore, Công ty OCB LIFE PET.LTD được thành lập vào tháng 7/2020.

Chúng tôi đã xác minh và tìm hiểu thông tin về Tập đoàn tài chính OCB ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có thông tin đăng ký kinh doanh của đơn vị hay cá nhân nào mang tên Tập đoàn tài chính OCB. Trên thế giới, tại Anh có một công ty tên viết tắt là OCB LIFE LTD vừa được thành lập vào tháng 8/2020 do một người Việt tên Vũ Nguyên Ngọc (SN 1979) làm giám đốc, trụ sở đặt tại London. Ngoài ra, tại Singapore, một công ty được thành lập vào tháng 7/2020 có tên viết tắt là OCB LIFE PET.LTD.

Tại Singapore, vào tháng 11/2019, chương trình có tên Singapor Fintech Festival 2019 - lễ hội kết nối cộng đồng Fintech toàn cầu được tổ chức. Chương trình đã quy tụ rất đông cộng đồng Fintech toàn cầu tham dự. Phạm Văn Tâm là người đã đặt vé máy bay cho các nhà đầu tư của Tập đoàn tài chính OCB tại Việt Nam đến đây tham dự. Đồng thời, tập đoàn này cũng đặt một gian hàng công nghệ số trong chương trình, với tên là Blocmax.io (một trang web công nghệ) và đây là sản phẩm mà tập đoàn đăng ký tham dự (bằng danh nghĩa cá nhân chứ không đại diện cho Việt Nam).

Thực chất, Tập đoàn tài chính OCB chỉ là công ty token mượn nền tảng của Erc20 có sẵn để tạo cộng đồng nhanh nhất, tức là làm bước đệm để BCE, Coin chuẩn Blockchian 3.0 đầu tiên trên thế giới để STO (cổ phiếu điện tử). Lúc này, cá nhân không thể sở hữu BCE vì nó chỉ dành cho các doanh nghiệp. Vậy việc tạo ra một trang web điện tử dưới hình thức công nghệ tài chính thì Tập đoàn tài chính OCB sẽ phải mua lại công nghệ của một công ty phần mềm để hợp thức hóa việc nhà đầu tư khi tham gia.

Các nhà đầu tư có thể mua các đồng tiền ảo của công ty khác như Bitcoin, Etherum… chuyển vào trang web Blocmax.io để được sở hữu một lượng OCB tương ứng của Tập đoàn tài chính OCB. Thực tế, số OCB này chỉ là con số trên Blockmax.io và các nhà đầu tư chỉ được rút một phần nhỏ để tham gia lending hoặc tự đưa lên các sàn, hội nhóm chợ đen để mua bán kiếm lời. Có thể nói, đây là một phương thức lừa đảo khá chuyên nghiệp.

Phát hành thẻ ATM có phải là chiêu trò dụ dỗ nhà đầu tư của Tập đoàn tài chính OCB?

Quá trình điều tra, chúng tôi còn phát hiện, Tập đoàn tài chính OCB còn đưa ra trên các diễn đàn cũng như các hội nhóm zoom chát về một loại thẻ ATM của tập đoàn này. Thẻ này có thể rút được tiền và thanh toán tiền tại các cửa hàng, siêu thị ở Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư tin rằng OCB là tập đoàn tài chính đa lĩnh vực, đa quốc gia và kinh doanh uy tín. Vậy câu hỏi đặt ra là thẻ ATM hiện hành sử dụng tại thị trường Việt Nam với cái tên OCB là gì? Liên kết với cơ quan nào để được sử dụng tại Việt Nam?

Tập đoàn tài chính OCB còn đưa ra trên các diễn đàn với những tuyên bố rằng năm 2020 là năm của kỷ thuật - công nghệ su hướng của Defi (tài chính phi tập trung). Trong năm nay, OCB sẽ cho đời chương trình lending thế hệ mới, đó là leding trên nền ví (trước đây là lending trên nền wed, còn trên ví có chức năng swap ra tài sản thực, nghĩa là quy đổi được ra tiền pháp định hoặc mua hàng trên sàn TMĐT ngay từ ví).

Theo đó, tập đoàn này sẽ ra mắt loại thẻ thông minh thế hệ mới được bảo vệ bằng công nghệ Blockchain. Thẻ này sẽ có mặt ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới trong năm 2021 và được sử dụng dưới dạng một thẻ lưu giá trị, ghi nợ kết hợp với thẻ ATM.

Tại Việt Nam, việc tạo ra một hệ thống công nghệ tài chính và ví điện tử đang rất phát triển và cần thiết. Nhưng thiết nghĩ, Nhà nước nên quản lý chặt chẽ, tránh các trường hợp cá nhân trong nước kết hợp với cá nhân nước ngoài lạm dụng nhu cầu để lách luật lừa đảo làm ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.

Đầu tư tiền ảo vào Tập đoàn tài chính OCB, nhiều nhà đầu tư “sập bẫy” mất hàng chục tỷ đồng nên họ mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc điều ra, làm rõ. Việc điều tra, làm rõ sẽ tránh tình trạng hoang mang lo sợ cho cộng đồng các nhà đầu tư tài chính tại Việt Nam khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này được an toàn và không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản như hiện nay.

Đồng thời, các nhà đầu tư rất mong ngành chức năng có quy định, có chế tài rõ ràng cho các công ty tài chính Fintech, cũng như các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền ảo tại Việt Nam, để tránh tình trạng làm lũng đoạn thị trường tài chính trong thời gian tới.

Ngọc Châu

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/phat-hanh-the-atm-co-phai-la-chieu-tro-du-do-nha-dau-tu-cua-tap-doan-tai-chinh-ocb-11856/