Phật dạy: Đức cạn thì phúc kiệt', muốn hưởng 'phúc' dài lâu nhất định phải làm được điều này

Phúc và Đức của một người luôn đi liền với nhau, muốn được hưởng phúc dài lâu thì phải 'thủ đức', 'tích đức'.

Đức được coi là cái gốc muôn hạnh, cũng là nền tảng để con người lập thân, lập nghiệp. Đức được hiểu là đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, sự thẳng thắn của con người. Phật có dạy rằng: Cứu một người là phúc đẳng hà sa, cứu một người thì Phúc Đức sẽ tới nhiều như cát sông. Riêng mình, vừa tới tuổi “tri thiên mệnh ” thì vô phúc mắc trọng bệnh.

Trong cuộc sống, Đức biểu hiện trong nhiều khía cạnh. Ở cách con người cư xử với nhau, với công việc, với xã hội. Phàm là những gì được coi là việc thiện, trao đi với mục đích tốt đẹp đều là tích đức.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mặc dù chữ đức ở trong Phật giáo có vô lượng nghĩa nhưng đều được thiết lập ở trên một nền tảng cơ bản là hoàn thiện nhân cách đạo đức ở mỗi con người. Vì thế, để tu nhân tích đức (cho mình trong hiện tại và cho mai sau hay cho con cháu về sau) theo Phật giáo có nhiều phương thức nhưng khái quát nhất và dễ thực hành nhất chính là tuân thủ năm nguyên tắc đạo đức của Phậttử (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh và không nói dối, không dùng những chất gây nghiện và say sưa) đồng thời học tập, ứng dụng triệt để bài kệ: “Không làm các điều ác; Chuyên làm các việc lành; Giữ tâm ý thanh tịnh; Đó chính là lời Phật dạy” trong đời sống hàng ngày.

Tiền tài, vật chất, danh vọng... hóa hư không

Những điều trên tuy rất cần thiết đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, một khi chết đi, chúng ta chẳng mang được gì theo. Cố gắng để đạt được, "trèo" cao rồi cũng khiến chúng ta suy nghĩ nhiều, rồi ganh đua, rồi đấu đá nhau.

Hãy cứ bình thản, bản thân mình cố gắng phấn đấu theo đúng bản chất của cuộc sống. Đừng quá đè nặng vấn đề ấy rồi đặt ra tiêu chí quá cao, đến một lúc không đạt được thì cảm thấy chùn bước, thất vọng.

Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm

Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn đi tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.

Tức giận là cục than hồng bạn ném vào người khác, kẻ bị bỏng đầu tiên đương nhiên chính là bạn

Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường bảo: “Giận quá mất khôn”. Điều đó rất đúng. Hãy dành 10, 15 rồi 30 phút để tịnh tâm cho cơn giận trôi qua. Cuộc đời này, không phải lúc nào bạn cũng có thể chuộc lỗi được đâu, vì vậy hãy bớt nóng tính đi, càng bớt càng tốt.

Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ

Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta nên tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình.

Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy!

Tùy duyên

Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên. Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng.

Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.

Theo Thùy Dương/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/phat-day-duc-can-thi-phuc-kiet-muon-huong-phuc-dai-lau-nhat-dinh-phai-lam-duoc-dieu-nay/20200328105727144