Pháo phản lực Việt Nam triển khai 'hỏa đồ trận' thị uy sức mạnh

Pháo phản lực BM-21 của Việt Nam vừa có màn trình diễn mãn nhãn như 'hỏa đồ trận' khi khai hỏa bắn đạn thật trên thao trường.

Loại pháo phản lực phóng loạt mạnh mẽ bậc nhất trong biên chế của Việt Nam hiện tại là BM-21 với cỡ nòng 122mm do Liên Xô sản xuất trong quá khứ. Nguồn ảnh: QPVN.

Mặc dù đã được ra đời từ cách đây gần 60 năm, tuy nhiên sức mạnh và nỗi khiếp sợ của pháo phản lực BM-21 vẫn luôn là nỗi ám ảnh với đối phương trên chiến trường. Nguồn ảnh: BQK7.

Có thể khẳng định, BM-21 không phải là loại hỏa lực có độ chính xác cao. 40 ống phóng cỡ nòng 122mm của nó không tỏ ra hiệu quả khi bắn phá một mục tiêu cố định kích thước nhỏ nào đó như công sự, hầm hào hay nhà cửa. Nguồn ảnh: BQK7.

Mặc dù vậy, BM-21 lại đặc biệt hiệu quả khi có khả năng gây thiệt hại cho đối phương trên diện rộng, bao trùm bộ binh đối phương trong hỏa lực mang tính vùi dập. Nguồn ảnh: BQK7.

Chính nhờ nhược điểm "độ chính xác không cao", mỗi viên đạn rocket của BM-21 khi phóng ra sẽ có điểm rơi không hề giống nhau, khiến đối phương chỉ biết nằm bẹp trong hầm hào, không thể ngóc đầu lên được vì không thể đoán trước được khu vực ảnh hưởng của loại hỏa lực này. Nguồn ảnh: BQK7.

Trên lý thuyết, mỗi tiểu đoàn pháo phản lực phóng loạt BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 viên đạn trong 20 giây vào một mục tiêu diện rộng ở cự ly 40 km. Nếu hiệp đồng tốt, đây sẽ là khoảng thời gian vàng để bộ binh ta áp sát tiêu diệt những cụm hỏa lực của đối phương bằng các loại vũ khí khác chính xác hơn. Nguồn ảnh: BQK7.

Ngoài khả năng công phá ghê gớm, BM-21 còn đánh thẳng vào tâm lý của đối phương, những trận pháo phản lực liên tục kéo dài hàng tiếng đồng hồ đủ sức bẻ gẫy ý chí chiến đấu của mọi người lính gan dạ nhất. Nguồn ảnh: QPVN.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, thậm chí đạn pháo phản lực BM-21 còn được trang bị hệ thống đầu dò thông minh, cho phép tăng cao độ chính xác nhưng vẫn đảm bảo được mức công phá vùi dập cực kỳ nguy hiểm của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: BQK7.

Dù được ra đời từ năm 1963, tuy nhiên tới nay vẫn còn rất nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục sử dụng loại hỏa lực này trong biên chế. Bản thân Nga cũng vẫn sử dụng pháo phản lực BM-21 đến hết năm 2020 trước khi chuyển sang sử dụng Tornado-G. Nguồn ảnh: BQK7.

Trong chiến tranh Việt Nam, chung ta thậm chí còn tháo 40 ống phóng của BM-21 ra khỏi giá để sử dụng nòng pháo chế tạo súng DKB phục vụ cho lối đánh chiến tranh du kích. Nguồn ảnh: BQK7.

Video Cận cảnh pháo phản lực phóng loạt của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trên bãi tập. Nguồn: QPVN.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phao-phan-luc-viet-nam-trien-khai-hoa-do-tran-thi-uy-suc-manh-1379140.html