Phản ứng của dư luận khi Mỹ đổi lập trường về các khu định cư Do Thái

Động thái này của Mỹ vấp phải sự phản đối của EU và nhiều quốc gia khác trên thế giới vốn luôn phản đối các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây.

Hôm 18/11, Mỹ đã trong hàng chục năm qua của mình khi ủng hộ Israel xây các khu định cư Do thái ở Bờ Tây. Động thái này của Mỹ đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của EU và nhiều quốc gia khác trên thế giới vốn luôn phản đối hoạt động định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Hôm 18/11, Mỹ đã đảo ngược lập trường trong hàng chục năm qua của mình khi ủng hộ Israel xây các khu định cư Do thái ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters

Hôm 18/11, Mỹ đã đảo ngược lập trường trong hàng chục năm qua của mình khi ủng hộ Israel xây các khu định cư Do thái ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters

Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (18/11) khẳng định, lập trường của khối này đối với hoạt động định cư của Israel tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng là bất hợp pháp chiểu theo luật quốc tế. Trong một tuyên bố, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini nhấn mạnh, chính sách định cư của Israel "làm xói mòn triển vọng giải pháp 2 nhà nước cũng như triển vọng cho một nền hòa bình lâu dài". EU kêu gọi Israel chấm dứt hoạt động định cư cũng như tuân thủ các nghĩa vụ của nước này.

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cảnh báo, sự thay đổi lập trường của Mỹ về các khu định cư của Israel ở Bờ Tây bị chiếm đóng sẽ gây ra “những hậu quả nghiêm trọng” đối với những triển vọng vãn hồi tiến trình hòa bình Trung Đông. Trên mạng xã hội Twitter, ông Safadi bình luận rằng, các khu định cư Do Thái ở vùng lãnh thổ trên là bất hợp pháp và làm tiêu tan những triển vọng của giải pháp 2 nhà nước, mà theo đó nhà nước Palestine sẽ tồn tại bên cạnh Israel. Theo các quốc gia Arab, đây là giải pháp duy nhất nhằm giải quyết cuộc xung đột Arab - Israel kéo dài nhiều thập kỷ qua.

Phản ứng trước quyết định của Mỹ, nhà đàm phán hàng đầu Palestine Saeb Erakat cho rằng, chính quyền Mỹ không được phép phá vỡ các quy định của luật pháp quốc tế, cũng như không có quyền hợp pháp hóa các khu định cư của Israel:

“Các khu định cư của Israel ở những , bao gồm Đông Jerusalem không chỉ là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, mà còn là tội ác chiến tranh. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là đáng bị lên án. Một khi chính quyền Tổng thống Trump quyết định làm suy yếu luật pháp quốc tế, điều này tạo thành mối đe dọa lớn đối với hòa bình và an ninh quốc tế”.

Ông Hanan Ashrawi, nhà đàm phán kỳ cựu và là thành viên Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cho rằng, hành động này là “cú đấm” khác vào luật pháp quốc tế, công lý và hòa bình.

Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua tuyên bố, sự thay đổi chính sách của Mỹ khi coi các khu định cư Do Thái không phải là hành động phi pháp “đã sửa chữa sai lầm lịch sử”.

"Sau khi Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, công nhận chủ quyền của chúng ta đối với Cao nguyên Golan, thì nay chính quyền Mỹ đã thay đổi quan điểm khi không còn coi các khu định cư Do Thái là “bất hợp pháp”. Với người dân Israel, đây là một ngày lịch sử và là một thành tựu to lớn khác đối với chính sách của chúng ta”.

Ông Netanyahu cho biết, chính sách mới này phản ánh một sự thật lịch sử là người Do Thái không phải là kẻ thực dân chiếm đóng Judea và Samaria, tên gọi trong Kinh Thánh cho Bờ Tây. Theo ông này, họ được gọi là người Do Thái bởi vì họ là người dân của vùng đất Judea.

Những tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ không còn coi các khu định cư Do Thái là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Theo Ngoại trưởng Mike Pompeo, Mỹ ủng hộ quyền của Israel trong việc xây dựng các khu định cư của người Do Thái ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng. Tuyên bố này đánh dấu sự đảo ngược chính sách của Mỹ trong vòng 40 năm qua đối với các khu định cư của Israel khi bác bỏ quan điểm pháp lý của Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1978 cho rằng các khu định cư "không phù hợp với luật pháp quốc tế". Đây là động thái mới nhất cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Israel, nhưng có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và người Palestine, cũng như khoét sâu sự chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống ở châu Âu.

Theo một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các khu định cư Do Thái bị coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế khi chúng vi phạm Công ước Geneve thứ tư về việc cấm nước chiếm đóng được đưa dân cư của mình tới khu vực mình chiếm đóng. Các khu định cư Do Thái cũng được coi là một trong những rào cản nghiêm trọng cho thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine./.

Vũ Anh Tuấn/VOV1
Tổng hợp

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/phan-ung-cua-du-luan-khi-my-doi-lap-truong-ve-cac-khu-dinh-cu-do-thai-980185.vov