Phân tích hiện tượng kỳ lạ khiến động vật... tự ăn thịt chính mình

Trong tự nhiên xuất hiện nhiều hiện tượng động vật tự ăn cơ thể mình. Thực ra đó chỉ là hành động để thoát thân hoặc hành vi... vô ý không không nhận thức được con mồi.

Động vật luôn luôn dùng móng vuốt của mình để kiếm ăn, hay đơn giản chỉ xé toạc con mồi ra để chơi đùa. Có loài còn ăn cả đồng loại của chính mình để tồn tại hay thể hiện quyền uy. Tuy nhiên, đáng sợ hơn ăn thịt đồng loại chính là tự ăn... chính mình.

Động vật luôn luôn dùng móng vuốt của mình để kiếm ăn, hay đơn giản chỉ xé toạc con mồi ra để chơi đùa. Có loài còn ăn cả đồng loại của chính mình để tồn tại hay thể hiện quyền uy. Tuy nhiên, đáng sợ hơn ăn thịt đồng loại chính là tự ăn... chính mình.

Hiện tượng thường thấy ở động vật là chó, gấu và khỉ cũng nhai da, cơ bắp, gân và cả xương của mình, nhằm thoát khỏi bộ phận bị dính bẫy.

Hành vi này nghe qua có vẻ "vô cùng man rợ" nhưng cũng rất hợp lý: thà mất một bộ phận còn hơn mất mạng.

Hải tiêu dễ làm chúng ta lầm tưởng đó là một loài thực vật với màu sắc hết sức đa dạng, phong phú. Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.

Thực chất đó là quá trình sinh trưởng từ hải tiêu non với hình hài khá giống với nòng nọc (có đầy đủ mắt, não và đuôi) đến khi gắn cơ thể cố định vào một mặt bám và tiêu biến tất cả các bộ phận, chỉ còn lại một đốt thần kinh.

Có hải tiêu khi sinh sản từ thân mọc ra một mầm non, mầm này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới. Đó là mầm sinh thực của hải tiêu. Có hải tiêu lại sinh sản hữu tính, khi đó, hải tiêu lưỡng tính, trứng và tinh trùng không chín đồng thời nên không thể tự thụ, đành phải 'đi lại' với con hải tiêu khác.

Hầu hết các loài rắn đều sử dụng khả năng cảm nhận thân nhiệt để săn mồi. Tuy nhiên, có loài còn vẫy đuôi thật nhanh để thu hút con mồi, thế là đôi lúc nó lầm tưởng đuôi mình là mồi và lao đến... rồi xơi luôn.

Ngoài ra, nếu mùi của con mồi nào đó vẫn còn vương lại trên cơ thể rắn, nó sẽ nuốt ngấu nghiến đuôi của mình vì cứ nghĩ là đang nuốt mồi. Nói cách khác, việc nuốt mồi, hay ở đây là nuốt cơ thể chính mình của rắn không phải là hành vi có chủ đích.

Nhiều loài động vật có vú thường ăn luôn nhau thai và nước ối khi sinh con, như mèo chẳng hạn. Lý giải cho hiện tượng này, giáo sư Mark Kristal đến từ ĐH Buffalo ở New York (Mỹ) cho rằng, ăn nhau thai có thể là một phương pháp giảm đau hậu sinh sản, đặc biệt là ở các loài động vật gặm nhấm.

Một nghiên cứu vào năm 2015 được thực hiện bởi các giáo sư đến từ ĐH Y Feinberg ở Chicago (Mỹ) cho thấy rằng, hiện tượng ăn nhau thai tương đối hiếm và mới chỉ xuất hiện gần đây ở các nước phương Tây.

Dế đuôi ngắn là loài dế có màu nâu nhạt, cơ quan sinh sản bị tiêu biến và khả năng đào hang rất thông minh. Tuy nhiên, chúng lại có sở thích hết sức đặc biệt là tự ăn đôi cánh của mình. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hành vi kỳ lạ này.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phan-tich-hien-tuong-ky-la-khien-dong-vat-tu-an-thit-chinh-minh-1492100.html