Phận thảm của 'Kẻ cướp trời' của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Ra đời khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vừa kết thúc, A-1 Skyraider quá muộn để thực hiện bất kỳ phi vụ chiến đấu nào trong cuộc xung đột đó và thay vào đó, nó đã xuất hiện lần đầu trong Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.

Vào thời đại máy bay phản lực ra đời, các thiết kế động cơ và khung máy bay kiểu mới, đã đưa máy bay chiến đấu chuyển sang một thế hệ mới; với tốc độ, tầm bay và trọng tải ngày càng tăng.

Vào thời đại máy bay phản lực ra đời, các thiết kế động cơ và khung máy bay kiểu mới, đã đưa máy bay chiến đấu chuyển sang một thế hệ mới; với tốc độ, tầm bay và trọng tải ngày càng tăng.

Những mẫu máy bay chiến đấu phản lực ban đầu, hứa hẹn một cuộc cách mạng trong chiến tranh trên không. Rất nhanh chóng, nhiều mẫu máy bay chiến đấu phản lực mới đã được bàn giao, trong đó Mỹ và Liên Xô là hai quốc gia dẫn đầu.

Tuy nhiên, trong thời kỳ của máy bay động cơ phản lực, một chiếc máy bay chiến đấu sử dụng động cơ pít-tông là Douglass Skyraider vẫn tồn tại và được đánh giá cao là máy bay cường kích mặt đất chủ lực của Quân đội Mỹ và một số đồng minh của Mỹ.

Máy bay cánh quạt A-1 Skyraider được hãng Douglas phát triển, để biên chế vào phi đội ném bom bổ nhào, cũng như một máy bay phóng ngư lôi thuộc Hải Quân Mỹ; nhằm thay thế những chiếc Vought F4U Corsair và North American P-51 Mustang.

Nhưng khi máy bay chiến đấu phản lực ra đời, Skyraider phải đóng vai trò trong việc yểm trợ trực tiếp bộ binh và tấn công đối phương ở tầm gần (cường kích). Do đó, thân máy bay được bọc thép khá tốt và có khả năng chịu đựng, ngay cả khi trúng đạn.

Skyraider tham chiến lần đầu trong Chiến tranh Triều Tiên, do các phi công của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng. Skyraider đã bất ngờ mang lại một số lợi thế, khi so sánh với các máy bay chiến đấu phản lực cùng thời, nhất là khả năng mang tải vũ khí và thời gian hoạt động trên không.

Mặc dù chỉ trang bị một động cơ pít-tông, nhưng vũ khí của Skyraider rất mạnh; Skyraider được trang bị tổng cộng 4 khẩu pháo 20mm, ngoài ra còn có bom rơi tự do và rốc két. Với tổng cộng 15 mấu cứng, Skyraider có thể mang tối đa 3.500 kg vũ khí các loại.

Nếu trong một lần xuất kích, với trọng lượng bom đạn trung bình (2.500 kg), thì chiếc Skyraider có thể thực hiện một phi vụ tổng cộng là 5 giờ bay liên tục. Vì vậy, Skyraider có thể liên tục quần thảo trên trận địa ,với thời gian rất lâu và khi có lệnh thì tiến công được ngay.

Không quân Mỹ thường xuất kích một lần gồm 2 máy bay; các phi công lái Syraider khi đến khu vực chiến đấu, để động cơ hoạt động ở chế độ 1,500 vòng/phút (RPM), tốc độ chừng 222 km/h, độ cao 1.370m, và khi có lệnh là có thể công kích được ngay.

Trong chiến tranh Việt Nam, cùng với máy bay A-4 Skyhawk, máy bay A-1 Syraider đóng vai trò chính là máy bay ném bom và tấn công mặt đất cả trong lực lượng Không quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

Đến những năm 1960, máy bay Skyraider được thay thế bằng máy bay A-6 Intruder, là loại máy bay phản lực trên các hàng không mẫu hạm lớn; nhưng Skyraider vẫn được các tàu sân bay nhỏ thuộc lớp Essex sử dụng, như USS Intrepid (CV-11), USS Hornet (CV-12), USS Ticonderoga (CV-14)

Khi Mỹ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam, A-1 Skyraider với biệt danh “Kẻ cướp trời”, đóng vai trò là máy bay tấn công hạng trung trên các tàu sân bay. Còn biệt danh Spad, ám chỉ đến máy bay chiến đấu của Pháp, được sử dụng trong Thế chiến I.

A-1 Skyraider tham gia ngay từ đợt tấn công đầu tiên của Không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam ngày 5/8/1964 trong chiến dịch “Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow”, nhằm đáp trả trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ và đã bị phòng không ta bắn rơi 2 chiếc Skyraider.

Vào đầu những năm 1960, Mỹ đã tăng cường hỗ trợ quân sự và huấn luyện cho quân đội ngụy, để chống lại quân GPMN; Mỹ đã trang bị những chiếc Skyraider cho quân ngụy, làm nhiệm vụ cường kích mặt đất.

Năm 1961, các chuyên gia của Không quân Mỹ bắt đầu huấn luyện các phi công của ngụy quyền tại sân bay Biên Hòa, với những chiếc Skyraider được tháo bỏ móc đuôi (dùng để máy bay hạ cánh trên tàu sân bay).

Những chiếc Skyraider hai chỗ ngồi đầu tiên là A-1E, đã đến Căn cứ Không quân Biên Hòa vào tháng 5/1964. Những chiếc A-1E này được biên chế vào Phi đội 1 Biệt kích, có tên gọi Hổ Vồ.

Các phi đội A-1E khác của Không quân Mỹ, xuất phát từ các căn cứ ở miền Nam Việt Nam và Thái Lan, đảm nhiệm cung cấp hỏa lực cho các lực lượng chiến đấu của quân đội Mỹ, ngụy trên các chiến trường Miền Nam Việt Nam, Hạ Lào; phun rải chất độc hóa học và săn tìm lực lượng ta trên Đường mòn Hồ Chí Minh.

Vai trò quan trọng nhất của những chiếc A-1E do phi công Mỹ điều khiển, là hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ trên không, tại chiến trường Miền Nam Việt Nam. Với khả năng hỏa lực và bay liên tục, máy bay A-1 sẽ chi viện hỏa lực cho đến khi trực thăng có thể đến cứu phi công bị bắn rơi.

Kể từ tháng 11/1972, toàn bộ máy bay Skyraider của quân Mỹ ở Việt Nam, được chuyển giao cho quân đội ngụy. Tổng cộng không quân Mỹ (USAF) đã mất 201 chiếc, còn Hải Quân Mỹ mất 65 chiếc A-1 Skyraider trong quá trình tham chiến tại Việt Nam.

Sau đó, các cường kích cơ A-1 vẫn tiếp tục được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, tới khi QGP Miền Nam trang bị tên lửa phòng không vác vai A-72, thì số A-1 Skyraider hầu như không còn dám hoạt động. Nguồn ảnh: TH.

Máy bay cường kích A-1 Skyraider thường xuyên được Mỹ sử dụng vào nhiệm vụ ném bom napalm khi tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phan-tham-cua-ke-cuop-troi-cua-my-trong-chien-tranh-viet-nam-1548764.html