Phà Bính và những hình ảnh gây thương nhớ về Hải Phòng những năm 1990

Hải Phòng những năm 1990 đẹp khác lạ trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe.

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng. Từ lâu, Hải Phòng đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Cách đây khoảng 30 năm, nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe đã đặt chân tới Hải Phòng, hòa mình vào nhịp sống bận rộn nhưng có phần giản dị của người dân nơi đây. Tới mỗi một địa điểm, nhiếp ảnh gia không quên ghi lại những khoảnh khắc quý giá về thành phô cảng lớn nhất của Việt Nam.

Ngày nay, Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thủy Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 223 xã, phường và thị trấn.

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng. Tuyến này được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901. Ngày 16/6/1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác.

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng. Tuyến này được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901. Ngày 16/6/1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác.

Một cây cầu dẫn vào thành phố Hải Phòng. Theo Cổng thông tin điện tử thành phố, ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. Đây là một trong những thành phố ra đời sớm nhất ở nước ta.

Đường phố ở trung tâm Hải Phòng với sự xuất hiện chủ yếu của xích lô và xe đạp - hai phương tiện đi lại phổ biến của người dân thời bấy giờ.

Những tiệm cắt tóc vỉa hè với dụng cụ, đồ nghề rất đơn sơ và giản dị.

Một em bé chèo thuyền đánh cá trên sông.

Phà Bính đi qua sông Cấm - một nhánh sông Hồng chảy qua Hải Phòng. Phà Bính nối TP Hải Phòng sang huyện Thủy Nguyên.

Với người dân Hải Phòng, phà Bính là nơi chất chứa nhiều kỷ niệm, là một phần tuổi thơ, một phần ký ức.

Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, bến Bính từng được mệnh danh là bến phà sầm uất nhất miền Bắc.

Ngày nay, phà Bính trở thành biểu tượng một thời của Hải Phòng. Kể từ 1/10/2019, những chuyến phà chở khách ngược xuôi sông Cấm sẽ chính thức ngừng hoạt động để nhường đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông Cấm.

Theo Hải Vân/Thời đại

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/pha-binh-va-nhung-hinh-anh-gay-thuong-nho-ve-hai-phong-nhung-nam-1990/20200613084156245