PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Loài người không thể sống và tồn tại nếu thiếu thiên nhiên

'Phần còn lại của thế giới (thiên nhiên) có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng', PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhắc lại câu nói nổi tiếng của tác giả Sylvia AEarle khi nói về thông điệp bảo vệ môi trường.

Với PGS.TS Trương Mạnh Tiến, bảo vệ môi trường thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cả toàn xã hội. Ông đặc biệt tâm đắc với câu nói, “Phần còn lại của thế giới (thiên nhiên) có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng”. Tạp chí Kinh tế Môi trường giới thiệu bài phỏng vấn với PGS.TS Trương Mạnh Tiến về vấn đề hành động để bảo vệ môi trường.

Phóng viên: Ô nhiễm môi trường là vấn đề không còn mới, nhưng luôn là vấn đề nóng vì thực trạng đáng báo động hiện nay về thiên nhiên. Ông đánh giá thế nào về tính cấp bách của việc bảo vệ không gian, môi trường sống của chúng ta hiện nay?

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Thiên nhiên có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng. Câu nói của Sylvia A.Earle là lời giải đáp cho lý do vì sao chúng ta phải có trách nhiệm với môi trường sống. Chúng ta sẽ không thể sống hạnh phúc trong một môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường chính là cách giữ gìn cuộc sống của chúng ta.

Tại sao phải bảo vệ môi trường, bởi môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người; chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra. Môi trường được ví như lá phổi xanh của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật …

Phóng viên: Một trong những hoạt động quan trọng của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam là công tác tuyên truyền mạnh mẽ các thông điệp về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện các chương trình hành động để lan tỏa ý thức đối với con người, cộng đồng rất quan trọng?

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Thế kỷ chúng ta đang sống là thời đại của sự phát triển. Con người vội vã chạy đua với thời gian, mà rồi nhiều khi lãng quên đi những thứ xung quanh mình. Sự phát triển kèm theo đó là nhiều hệ lụy, đơn giản nhất đó chính là những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Chúng ta dường như quên rằng, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Nhìn từ thực tế đó, gần 30 năm qua, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam luôn nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, thực hiện các chiến dịch truyền thông, thắp lửa tinh thần “hãy luôn vì một Việt Nam xanh sạch đẹp”.

Chúng ta cũng không nên lãng phí tài nguyên bằng việc vứt đi những vật có thể tái chế. Hãy học cách tái sử dụng từ các vật liệu bằng giấy đến chất khó phân hủy như nhựa để hạn chế lượng rác thải và bảo vệ môi trường.

Môi trường là tài sản chung mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ, sử dụng. Cũng chính vì lý do đó, mỗi người nên thay đổi thái độ hời hợt và chú ý hơn đến từng hành động tác động đến môi trường.

Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”. Trong đó, vai trò quan trọng bậc nhất của môi trường là cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất nước, rừng, khoáng sản và vệ sinh biển cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất. Môi trường chứa đựng các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.

Môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường và hệ sinh thái (đa dạng, toàn vẹn hệ sinh thái, và ngăn cản bức xạ tia cực tím) giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái đất mà không cần bất kỳ hành động nào của con người. Môi trường là nơi tạo nên các giá trị tâm lý và thẩm mỹ và tinh thần của môi trường.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Đây là một trong những thông điệp quan trọng trong chiến dịch truyền thông mà Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường đã và đang thực hiện trong những năm qua. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Luật Bảo vệ môi trường nhấn mạnh, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Phóng viên: Bảo vệ môi trường cũng cần có những nguyên tắc cụ thể đúng không, thưa ông?

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Chúng ta có thể thấy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định như bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển hay hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải..

Và một số quy định khác nêu trên. Những quy định đó nhằm bảo vệ môi trường và cân bằng với các yếu tố khác của xã hội để tiến đến sự phát triển bền vững.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

“Bảo vệ môi trường và bảo vệ mẹ thiên nhiên, làm thiện nguyện cho trái đất”. Nhiều năm nay, câu nói ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hành trình hoạt động và cống hiến của PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường. Ông là người gắn bó cùng ngành môi trường hơn nửa thế kỷ, là Người sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) và là tác giả của một loạt công trình nghiên cứu mang tính khoa học, tầm cỡ, được giới chuyên môn đánh giá cao.

Bích Đào (Ghi)

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/pgsts-truong-manh-tien-loai-nguoi-khong-the-song-va-ton-tai-neu-thieu-thien-nhien-68360.html