Pakistan tung bằng chứng chấn động: tiêm kích JF-17 bắn rơi Su-30MKI Ấn Độ

Những tranh cãi xung quanh trận không chiến trên bầu trời Kashmir giữa Không quân Pakistan và Ấn Độ diễn ra từ hôm 27/2 đến nay vẫn chưa chấm dứt.

 Trong trận không chiến diễn ra hôm 27/2, không quân Pakistan thông báo rằng tiêm kích JF-17 Thunder của nước này đã bắn hạ 1 tiêm kích MiG-21 Bison cùng 1 chiếc Mirage 2000 của không quân Ấn Độ.

Trong trận không chiến diễn ra hôm 27/2, không quân Pakistan thông báo rằng tiêm kích JF-17 Thunder của nước này đã bắn hạ 1 tiêm kích MiG-21 Bison cùng 1 chiếc Mirage 2000 của không quân Ấn Độ.

Mặc dù vậy phía Pakistan chỉ đưa ra được bằng chứng đó là xác chiếc MiG-21 Bison bị rơi trong lãnh thổ của họ, đi kèm với viên phi công điều khiển bị bắt sống làm tù binh.

Trước thực tế trên, các chuyên gia quân sự cùng những nhà phân tích tình hình khu vực cũng như truyền thông quốc tế chỉ ghi nhận chiến công bắn rơi MG-21 Bison của JF-17 Thunder mà thôi.

Sau khi chiếc MiG-21 Bison bị hắn hạ, không quân Ấn Độ đã lập tức điều động chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI tới điểm nóng để sẵn sàng cho những trận không chiến tiếp theo.

Mặc dù vậy những ngày sau không ghi nhận có bất cứ một trận đối đầu nào khác giữa tiêm kích Ấn Độ và Pakistan trên bầu trời đường phân giới LoC ở cao nguyê Kashmir.

Cho nên thật bất ngờ khi mới đây trên các phương tiện truyền thông Pakistan lại xuất hiện bức ảnh mà họ gọi là "bằng chứng tiêm kích JF-17 đã bắn hạ Su-30MKI"

Quan sát bức ảnh này có thể dễ dàng nhận ra trên thân chiếc tiêm kích JF-17 của không quân Pakistan được sơn hình vẽ của chiến đấu cơ Su-30MKI Ấn Độ, đây là dấu hiệu ghi nhận chiến công của phi công điều khiển.

Điều này có thể quan sát rất rõ trên những tiêm kích JF-17 khác chưa tham chiến và lập chiến công của không quân Pakistan, khi phần thân máy bay chẳng hề có dấu hiệu tương tự.

Vậy sự thực về "bằng chứng" bắn hạ Su-30MKI của JF-17 vừa được các trang quân sự Pakistan đăng tải là như thế nào, liệu thông tin có thực sự chính xác.

Vấn đề này đã được làm sáng tỏ ngay lập tức, đó chỉ là một tấm ảnh được chế tác bằng phần mềm photoshop mà thôi, còn sự thực trên chiếc tiêm kích JF-17 đã tham chiến chỉ sơn biểu tượng chiếc MiG-21 Bison đã bị nó bắn hạ.

Mục đích của những người đã "chế tác" bức ảnh trên hiện chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng khả năng cao là nhằm "trêu tức" người láng giềng hùng mạnh.

Thông qua sự việc trên có thể thấy rằng giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á là Ấn Độ và Pakistan vẫn còn rất nhiều hiềm khích và có thể bùng phát thành cuộc xung đột vũ trang tiếp theo vào bất cứ thời điểm nào.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-pakistan-tung-bang-chung-chan-dong-tiem-kich-jf17-ban-roi-su30mki-an-do/811433.antd