OPEC đang rạn nứt theo đúng ý Mỹ?

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang cân nhắc rời tổ chức OPEC bởi bất đồng về cách tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu.

Bloomberg mới đây đưa tin, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) dường như đã dự tính về khả năng sẽ rút khỏi tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

UAE có thể sớm rời OPEC?

UAE có thể sớm rời OPEC?

Theo đó, UAE đã bất đồng với những thành viên của nhóm không thực hiện nghiêm túc thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ nhằm bình ổn thị trường năng lượng thế giới như bản chất vốn có của tổ chức.

Trong bối cảnh toàn cầu đều gặp khủng hoảng bởi hệ quả của đại dịch COVID-19, nhu cầu dầu mỏ giảm xuống khiến giá dầu trở nên thê thảm. Dẫu đạt được các thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhưng những thành viên khác của khối đã không tuân thủ mà vẫn vượt quá mức sản xuất đi kèm với giảm giá sản phẩm để kích cầu.

UAE dường như đã có nhiều bất bình về việc tổ chức đã kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các hạn ngạch sản xuất dầu và hiện đang xem xét khả năng rời khối. Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận trong giới chức nước này cho rằng, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC sau Saudi Arabia và Iraq vốn thường né tránh các cuộc đụng độ công khai trong tổ chức, hiện đang nghĩ đến việc rời khối, bởi đối phó với quá nhiều vấn đề của nền kinh tế.

Căng thẳng giữa UAE và Saudi Arabia - "người anh cả" trong khối OPEC- đã bắt đầu gia tăng từ mùa hè năm nay sau khi UAE vi phạm hạn ngạch theo thỏa thuận OPEC+ và nhận được cảnh báo nghiêm khắc từ nước láng giềng.

Nền kinh tế của UAE bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch và giá dầu do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình chính sách của đất nước. Do các bất đồng với Saudi Arabia vừa qua, họ có thể sẽ chọn cách đi riêng.

Dẫu vậy, đến nay chưa có bất cứ phát ngôn chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng của UAE đề cập đến điều này.

Việc UAE rời OPEC có thể sẽ thêm một cú sốc nữa cho tổ chức sau khi Qatar cũng đã có hành động này vì bất đồng với Saudi Arabia. Ecuador chia tay với OPEC năm 2020.

Trước khả năng tổ chức này rơi vào bất đồng, Mỹ dường như sẽ là quốc gia ủng hộ điều này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói ông không hài lòng với OPEC, khi nhiều lần lên tiếng bất mãn, cáo buộc định chế này cố tình thao túng thị trường dầu mỏ, để đẩy giá dầu lên cao. Ông từng cho rằng, OPEC hoạt động theo lợi thế của Nga và Arab Saudi và gọi tổ chức này là "băng đảng".

Cuối tháng 7/2018, Quốc hội Mỹ đã thông qua Dự luật về sản xuất và xuất khẩu dầu (NOPEC) được cho là nhằm chấm dứt nỗ lực của OPEC và Nga thao túng thị trường dầu mỏ thế giới.

Ellen Wald, một chuyên gia năng lượng và Chủ tịch của Transversal Consulting, cho biết căng thẳng của Mỹ-OPEC là "một phản ánh chính sách Iran của ông Trump" được hỗ trợ bởi Ả rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh khác. Khi các lệnh trừng phạt nhắm vào dầu mỏ quay được áp trở lại lên Iran, Mỹ “đang nỗ lực loại bỏ dầu của Iran khỏi thị trường toàn cầu và, khi làm như vậy, đã đẩy giá lên”.

“Trong tâm trí của ông Trump, việc OPEC và Ả rập Saudi nhìn nhận thị trường toàn dầu cầu đang trong tình trang 'cung cấp tốt' là không chính xác", bà Wald nói với The National. "Ông ấy muốn OPEC làm bất cứ điều gì nó có để đẩy giá dầu xuống."

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/opec-dang-ran-nut-theo-dung-y-my-3422928/