Ông Suga và những điều có thể làm để thay đổi nước Nhật

Trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản (LDP), sẽ được quyết định vào hôm nay (14-9), cựu Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của quốc gia này.

Trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản (LDP), sẽ được quyết định vào hôm nay (14-9), cựu Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của quốc gia này.

Ông Suga, 71 tuổi, được nhiều người coi là “tấm gương vượt khó” và được chú ý bởi tính tự kỷ luật đáng sợ, sự năng động và khả năng kiểm soát thông tin. Là cánh tay phải của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Shinzo Abe, người đã tuyên bố từ chức vì sức khỏe kém, ông Suga đã giữ chức Chánh Văn phòng Nội các hơn 7 năm. Ông được các thành viên LDP tôn trọng, giới dân sự và báo chí kính sợ - tất cả đều vì lý do chính đáng.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe tại phiên họp ủy ban ngân sách của Hạ viện hồi năm 2016. Ảnh: AFP

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe tại phiên họp ủy ban ngân sách của Hạ viện hồi năm 2016. Ảnh: AFP

Cánh tay phải của ông Abe

Ông Suga có xuất thân khiêm tốn. Ông lớn lên tại một ngôi làng nông nghiệp ở tỉnh Akita, một vùng nông thôn ở phía tây bắc Nhật Bản nổi tiếng với mùa đông kéo dài, tuyết rơi dày và những chú chó. Là con đầu lòng, ông là niềm tự hào của cha mẹ. Vào thời điểm nhiều thanh niên địa phương bỏ học sau khi học trung học cơ sở để làm việc nông nghiệp giúp cha mẹ, ông Suga đã tiếp tục học trung học. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại một nhà máy sản xuất bìa cứng trong một thời gian ngắn.

Năm 1969, ông đăng ký học khoa nghiên cứu pháp lý của Đại học Hosei danh tiếng. 6 năm sau, ông trở thành thư ký chính trị của một nghị sĩ LDP. Năm 38 tuổi, ông tham gia hoạt động chính trị với tư cách là thành viên hội đồng thành phố Yokohama. Ở vị trí đó, ông được các nhà môi giới quyền lực địa phương quý mến và được bầu vào hạ viện năm 47 tuổi. Khi ông Abe tranh cử chức thủ tướng vào năm 2006, ông Suga đã ủng hộ ông. Năm 2007, ông Abe phải từ chức vì bệnh tật nhưng ông Suga không bỏ rơi ông. Trong những năm đầu, khi ông Abe được coi là một nhà chính trị, ông Suga, với sự giúp đỡ của hành lang cánh hữu trên toàn quốc và Nippon Kaigi của giáo phái Shinto, đã giúp duy trì sự ủng hộ đối với ông Abe. Mạng lưới mạnh mẽ đó đã giúp ông Abe trở lại nắm quyền vào năm 2012 với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia.

Ông Suga được chú ý vì khả năng đàm phán và xây dựng sự đồng thuận. Ông được cho là người môi giới cho ông Abe và New Komeito, đảng Phật giáo tham gia vào một liên minh nghị viện hùng mạnh với LDP. Ông Suga cũng được cho là đã buộc các quan chức của Nhật Bản nới lỏng các quy định về thị thực - một động thái thúc đẩy đáng kể du lịch, dưới thời ông be. Ông cũng được cho là đã thuyết phục các nhà khai thác viễn thông lớn giảm hóa đơn điện thoại di động, vốn rất cao do thiếu tính cạnh tranh.

Một thành tích đáng chú ý khác của ông Suga là chương trình “quyên góp thuế quê hương”, cho phép giảm thuế cho những người quyên góp cho các thành phố địa phương của họ. Điều này mang lại lợi ích cho các nền kinh tế địa phương đang phải gánh chịu hậu quả của việc dân số lao động ngày càng giảm. Năm 2014, ông Suga là kiến trúc sư trưởng của Văn phòng Nhân sự Nội các, cơ quan được lập ra để mang lại quyền kiểm soát chưa từng có của chính quyền đối với các cuộc bổ nhiệm quan chức hàng đầu.

Giống như Abe, ông Suga dường như là một người ủng hộ Mỹ và được biết đến là người hâm mộ Colin Powell, cựu Ngoại trưởng Mỹ. Quan điểm của ông Suga về Trung Quốc không rõ ràng nhưng một số học giả suy đoán rằng ông thoải mái hơn ông Abe. Vẫn còn phải xem ông ấy sẽ gắn kết với Hàn Quốc như thế nào, mối quan hệ quan trọng vốn đã xấu đi đáng kể dưới thời Abe.

Sẽ làm khác đi?

Việc ông Suga trở thành thủ tướng sẽ giúp đảm bảo sự ổn định và tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm Abe. Ông Abe được ca ngợi vì đã thực hiện các chính sách kinh tế, được gọi là “Abenomics”, giúp Nhật bản vượt qua “thập kỷ mất mát” của những năm 1990. Về mặt đối ngoại, ông Abe đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với Mỹ cũng như đã tạo ra được các giao dịch thương mại với các đối tác toàn cầu khác.

Ông Suga cũng là một nhà lãnh đạo lạnh lùng, người đã nắm trong tay bộ máy hành chính và truyền thông. Tuy nhiên có lẽ do quá gắn bó với người tiền nhiệm mà ông Suga bị mất điểm. Việc ông Abe không có khả năng xử lý tốt đại dịch Covid-19 cũng như sự thất bại của việc tổ chức Olympic Tokyo 2020 đã khiến tỷ lệ ủng hộ ông gần đây giảm xuống mức thấp 30%. Ông Suga không thể hiện được khả năng mình sẽ làm khác cách ông Abe đã làm. Một câu hỏi đặt ra là liệu ông Suga sẽ hành động dựa trên niềm tin của mình và ghi dấu ấn trong vai trò thủ tướng hay chỉ đơn giản đóng vai trò là nhà lãnh đạo “kế nhiệm”, người sẽ tiếp tục các chính sách của ông Abe cho đến cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào tháng 10-2021.

Nhiều người đồn đoán rằng, nếu được bầu trong cuộc bỏ phiếu nội bộ ngày 14-9 (có khả năng giành được 70% phiếu ủng hộ trong LDP), ông Suga sẽ kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử nhanh chóng để củng cố vị trí của cả ông lẫn của LDP với cử tri.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_231444_ong-suga-va-nhung-dieu-co-the-lam-de-thay-doi-nuoc-nhat.aspx