Ông Putin 'mượn' kế Mỹ kiểm soát Armenia, giữ thế Nam Caucasus

Mưu kế bị phá sản trong cuộc Cách mạnh Nhung đã khiến Mỹ rất bẽ bàng và cay đắng, nay mưu kế lại bị chính đối thủ sử dụng...

Vòng xoáy bất ổn chính trị mới tại Armenia thời hậu Cách mạng Nhung

Tình hình chính trị Armenia - đồng minh chiến lược của Nga tại Nam Caucasus - lại bước vào vòng xoáy bất ổn, sau khi cuộc cách mạng quyền lực kết thúc với hiệu ứng trái chiều: lực lượng thân Mỹ làm cách mạng, nhưng chiến thắng lại ngả theo Nga.

Ngày 16/10, Thủ tướng Nikol Parshynian - người của Mỹ nhưng đã ngả theo Nga - tuyên bố từ chức, mở đường cho việc giải tán Quốc hội và tổng tuyền cử trước thời hạn.

Tổng thống Armen Sarkisian đã chấp thuận đơn từ chức của ông Parshynian .

Cựu lãnh đạo phe đối lập nắm quyền khi được Quốc hội Armenia bầu làm Thủ tướng trong một cuộc bỏ phiếu vào tháng 5 vừa qua, sau khi cuộc cách mạng quyền lực kết thúc với việc đảng Cộng hòa đương quyền phải nhượng bộ.

Người của Mỹ nhưng đã ngả theo Nga sau khi giành chiến thắng trong cuộc cách mạng quyền lực Armenia - Thủ tướng Nikol Pashinyan

Vì đảng Cộng hòa chiếm đa số ghế tại Quốc hội, nên chính phủ của Thủ tướng Pashinyan là chính phủ thiểu số, điều đó khiến cho các quyết sách của tân Thủ tướng và Chính phủ gặp nhiều rào cản.

Thực tế đời sống chính trị và đời sống xã hội Armenia đã có sự lệch pha rất lớn sau cuộc Cách mạng Nhung, vì vậy theo Thủ tướng Pashinyan thì thành phần của Quốc hội Armenia hiện nay không phản ánh thực tế tương quan chính trị mới của đất nước.

Và đó được cho là nguyên nhân buộc người đứng đầu chính phủ Armenia phải từ chức khi nắm giữ quyền lực chưa đầy 6 tháng, đề làm giảm sự lệch pha giữa đời sống chính trị với đời sống xã hội, tạo điều kiện cho việc thực thi quyền lực hiệu quả.

Ông Parshynian từ chức sau khi cách chức các bộ trưởng, thống đốc thuộc đảng Dasnaksutkon và đảng Armenia Thịnh vượng. Sau đó nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại thủ đô Yerevan yêu cầu giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.

"Mục đích của việc từ chức không phải là trốn tránh trách nhiệm mà tôi đã chọn gánh vác, mà ngược lại để hiện thực hóa giá trị và ý nghĩa của cuộc cách mạng. Tôi muốn tạo điều kiện để người dân thể hiện ý nguyện của mình", News.am tường thuật.

Theo Hiến pháp Armenia, trong thời hạn 7 ngày, các nhóm đại biểu trong Quốc hội phải đệ trình được ứng cử viên mới cho chức Thủ tướng. Nếu Quốc hội không bầu được Thủ tướng mới, sẽ có thời hạn 7 ngày nữa để tiến hành bỏ phiếu lần hai.

Nếu vẫn không bầu được Thủ tướng mới qua hai vòng, Quốc hội sẽ phải giải tán để cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn, diễn ra ít nhất sau 30 ngày và không quá 45 ngày kể từ khi Quốc hội giải tán.

Ngày 19/10 vừa qua, trong một phiên họp đặc biệt, Quốc hội Armenia đã ấn định vòng đầu của cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng là ngày 24/10. Nếu thất bại thì một cuộc bỏ phiếu bầu tiếp theo sẽ diễn ra 7 ngày sau đó.

Cuộc đối đầu giữa người của Nga nhưng đã bỏ theo Mỹ Serzh Sargsyan và người của Mỹ nhưng đã ngả theo Nga Nikol Pashinyan

Với thực tế hiện nay, giới quan sát cho rằng Quốc hội Armenia khó có thể bầu được một Thủ tướng mới kế nhiệm ông Pashinyan và cơ quan lập pháp Armenia sẽ phải giải tán, bầu cử sớm sẽ diễn ra. Do vậy, ông Pashinyan từ chức là nước cờ cao.

Bởi tỷ lệ ủng hộ của người dân dành cho các lực lượng nằm ngoài liên minh chính trị của ông Pashinyan hiện rất thấp - không chỉ với đảng Cộng hòa, mà còn với cả đảng Armenia Thịnh vượng và đảng Dashnaktsutyun.

Điều đó thể hiện rất rõ qua cuộc bầu cử hội đồng địa phương tại thủ đô Yerevan hồi tháng 9/2018, khi liên minh chính trị của Thủ tướng Pashinyan giành tới 81% số phiếu ủng hộ, còn cá nhân ông Pashinyan được tín nhiệm rất cao qua các cuộc thăm dò.

Như vậy, trong vòng xoáy quyền lực mới tại Armenia thời hậu cách mạng Nhung, cá nhân cựu Thủ tướng Nikol Pashynian và liên minh chính trị của ông vẫn là lực lượng được người dân Armenia tín nhiệm cao nhất.

Điều này cho thấy vị thế của Nga trong ván cờ Armenia thời hậu Cách mạng Nhung vẫn được giữ vững, thậm chí được nâng lên rất nhiều so với trước khi diễn ra cuộc cách mạng quyền lực, dù lúc đó "người của Nga" độc chiếm vũ đài chính trị Armenia.

Ông Putin sử dụng ngay mưu kế của Mỹ để kiểm soát ván cờ Armenia và giữ thế cờ tại Nam Caucasus

Khi cuộc Cách mạng Nhung diễn ra tại Armenia, hầu hết dư luận cho rằng Moscow đã bị một vố đau của Washington, khi lực lực lượng làm cách mạng là những người chống chính quyền thân Nga, người lãnh đạo cuộc cách mạng là thủ lĩnh đối lập.

Song khi cuộc cách mạng quyền lực kết thúc thì lại cho thấy dường như Mỹ mới là người thua đau trước người Nga ngay trong lần xuất chiêu đầu tiên tại Armenia - đồng minh của Nga tại sân sau chiến lược Nam Caucasus.

Có thể thấy rằng, sau khi bất lực trước sự quyết đoán của ông Putin trong cuộc Chiến tranh Nga-Gruzia - quyết không để lặp lại một "Ký ức buồn Kosovo" - Mỹ và đồng minh đã thực hiện chính sách phá hoại Nga tại Nam Caucacus.

Tổng thống Putin và Thủ tướng Pashinyan quyết nâng quan hệ Nga-Armenia lên tầm chiến lược đặc biệt

Ngoài việc tăng cường hợp tác với Gruzia và liên tục ngoáy sâu vào hai thực thể ly khai Tbilisi là Abkhazia và Nam Ossetia - Washington đã tìm cách gây chia rẽ quan hệ giữa Armenia với Nga, bằng việc sử dụng công cụ lợi ích Mỹ.

Những đồng đô la Mỹ đã khiến Yerevan thay đổi lập trường, một mặt thì nhận tài trợ, hỗ trợ và tăng cường quan hệ với Washington, một mặt thì đề xuất Moscow tăng cường viện trợ để đổi lấy sự trung thành của Yerevan.

Khi nhận thấy lực lượng cầm quyền tại Armenia "vốn thân Nga nhưng đã là người của Mỹ", Tổng thống Putin đã quyết định dứt khoát với Yerevan để tránh bị đồng minh đâm sau lưng. Dường như Washington đã nắm bắt ngay cơ hội đó.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ong-putin-muon-ke-my-kiem-soat-armenia-giu-the-nam-caucasus-3367746/