Ông Putin khiến Mỹ-phương Tây đối mặt Đại thảm họa hậu Kosovo

Với những hiệu ứng bất lợi từ Kosovo sau 20 năm buộc Moscow phải lưu lại ký ức buồn, cho thấy Washington và đồng minh không thể hoàn tất nước cờ..

Mệt mỏi về việc 'đổi đất lấy hòa bình' với Serbia, Kosovo muốn thống nhất với Albania

Balkan Insight đưa tin, ngày 1/6, phát biểu tại Has ở miền bắc Albania, nơi được tôn vinh là Công dân danh dự, Tổng thống Kosovo Hashim Thaci đã chính thức lên tiếng kêu gọi thống nhất Kosovo với Albania.

"Hỡi công dân Albania, cộng đồng mà tôi vinh hạnh được đón nhận! Hỡi công dân Kosovo! Chúng ta sẽ sống cùng nhau trong tự do và cùng nhau xây dựng tương lai trong một quốc gia Kosovo-Albania thống nhất", ông Thaci khẩn cầu.

Gần đây, nhà lãnh đạo Kosovo được cho là đã "bỏ đi vốn từ vựng thông thường của mình về sự cần thiết phải điểu chỉnh đường biên giới với Serbia trong nỗ lực để được thế giới công nhận, mà tập trung vào một lựa chọn khác : Thống nhất với Albania".

Chính quyền Pristina mệt mỏi là phôi thai đại thảm họa với Mỹ-phương Tây

Chính quyền Pristina mệt mỏi là phôi thai đại thảm họa với Mỹ-phương Tây

Ý tưởng về sự thống nhất Kosovo-Albania là "từ khóa xuất hiện thường xuyên trong những bài phát biểu công khai của Tổng thống Thaci tại các sự kiện kỷ niệm 20 năm cuộc chiến giành độc lập của Koscovo", theo Balkan Insight.

Lý giải về sự thay đổi lập trường, người đứng đầu chính quyền Pristina cho rằng "sẽ dễ dàng hơn nhiều để hiện thực hóa giấc mơ về một không gian chung giữa Kosovo và Albania, so với thách thức loại bỏ vấn đề Serbia khỏi Kosovo".

Xin nhắc lại, Kosovo và Serbia đang theo đuổi Thỏa thuận hòa bình toàn diện, bao gồm việc hoán đổi lãnh thổ, theo đó Thung lũng Presevo của Serbia sẽ gia nhập Kosovo, còn bắc Kosovo có đa số người Serb sinh sống, sẽ thuộc về Serbia.

Mục đích của Pristina đề xuất hoán đổi lãnh thổ giữa Kosovo và Serbia đã trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa các phe phái chính trị tại Kosovo và bị các cường quốc phương Tây - các đạo diễn ván cờ Kosovo - phản đối.

Trong số các cường quốc phương Tây phản đối "đổi đất lấy hòa bình" giữa Serbia và Kosovo thì Đức là nước đi đầu. Theo Berlin thì ý tưởng này có thể dẫn đến một hiệu ứng domino đối với các quốc gia khác có vấn đề về đường biên giới.

Cách nay 20 năm, vào ngày 12/6/1999, quân đội NATO đã tiến vào vùng lãnh thổ Kosovo, sau khi chính quyền Nam Tư chấp nhận thỏa thuận về chấm dứt chiến dịch quân sự chống lại Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA).

Quân đội NATO tiến vào Kosovo sau khi máu và nước mắt đã thấm đẫm vùng lãnh thổ này vì hậu quả của cuộc xung đột giữa người gốc Serbia với người gốc Albania, và vì hậu quả chiến dịch không kích của NATO chống lại chính quyền Belgarde.

Vì vậy, ngày quân đội NATO tiến vào Kosovo được xem là "ngày vui" của Kosovo. Song qua thời gian thì dường như đó chỉ là mộng tưởng, thậm chí ảo tưởng của Mỹ-phương Tây và những người Kosovo xem NATO là "cứu cánh cuộc đời".

Kosovo sau 20 năm được NATO bảo trợ vẫn không thể định hình

Bởi theo báo cáo mới nhất của LHQ, cho thấy máu và nước mắt vẫn thấm đẫm mọi cấu trúc xã hội Kosovo. Nguyên nhân là do Kosovo không thể định hình được bản sắc sau 20 năm được "khai sáng" bởi bom đạn NATO.

Trong bối cảnh đó, việc ký kết Thỏa thuận hòa bình mà sẽ dẫn tới hoán đổi lãnh thổ với Serbia càng khiến đất nước-xã hội Kosovo trở nên vô định, vì vấn đề điều chỉnh biên giới sẽ tạo ranh giới rõ hơn trong cộng đồng dân tộc.

Như vậy, chính quyền Pristina đang rơi vào cảnh "tiến không được mà lùi cũng không xong" để nhà nước Kosovo có thể trở thành một nhà nước độc lập. Trước thực trạng ấy, thống nhất với Albania trở thành phương án khả dĩ nhất.

Ông Putin buộc Mỹ-phương Tây luôn phải căng thằng đối mặt Đại thảm họa từ với ván cờ Kosovo

Hằn dư luận còn nhớ sự kiện ngày 12/11/2018, khi Tổng thống Hashim Thaci đã vui mừng cho báo giới biết là bất kỳ Thỏa thuận hòa bình nào đạt được giữa Kosovo và Serbia cũng sẽ được Nga ủng hộ, vì đó là khẳng định của Tổng thống Nga Putin.

Ông Thaci đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Putin tại Lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I tổ chức ở Pháp. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Kosovo với một nhà lãnh đạo Nga - quốc gia phản đối Kosovo độc lập.

"Tại Paris, tôi đã gặp Tổng thống Putin, tập trung trao đổi về bình thường hóa quan hệ Kosovo-Serbia, về một thỏa thuận ràng buộc toàn diện. Trong vấn đề này, Tổng thống Putin nói rõ: Nếu bạn đạt được thỏa thuận với Serbia, Nga sẽ ủng hộ”.

Theo người đứng đầu chính quyền Pristina, cuộc tiếp xúc với Tổng thống Nga mang rất nhiều ý nghĩa và làm cho ông quá đỗi vui mừng. Không vui sao được khi Nga là 1trong 2 thành viên của "Bộ Ngũ quyền lực" vẫn từ chối công nhận Kosovo độc lập.

Không ý nghĩa sao được, khi Moscow dường như đã chính thức xóa nhòa "ký ức buồn Kosovo" và có vẻ như đã sẵn sàng đáp ứng kỳ vọng của Pristina sau 10 năm ròng rã chờ đợi. Đó là công nhận nhà nước Cộng hòa Kosovo ra đời trái nguyên lý.

Tổng thống Putin quá quái khi ủng hộ Thỏa thuận hòa bình Kosovo-Serbia

Vì vậy mà giới truyền thông phương Tây và Tổng thống Thaci cho rằng nhà lãnh đạo Kosovo là người hạnh phúc nhất trong số lãnh đạo các quốc gia Balkan trong lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I.

Tuy nhiên, khi đó giới phân phân tích cho rằng sự ủng hộ của Tổng thống Putin với Thỏa thuận hòa bình Kosovo-Serbia không phải là niềm vui với Tổng thống Thaci, mà Pristina nên lo hơn là vui sau động thái này của Moscow.

Bởi người đứng đầu Điện Kremlin chỉ lên tiếng ủng hộ Thỏa thuận hòa bình Serbia - Kosovo, và như vậy không hoàn toàn đồng nghĩa với việc công nhận nền độc lập của Kosovo, cũng như công nhận nhà nước Cộng hòa Kosovo.

Điều đó được làm rõ trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Serbia hồi tháng 1/2019, khi ông khẳng định "Nga ủng hộ giải pháp chấp nhận lẫn nhau giữa Serbia và Kosovo, nhưng phải dựa trên Nghị quyết 1244 của LHQ".

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ong-putin-khien-my-phuong-tay-doi-mat-dai-tham-hoa-hau-kosovo-3381949/