Oái oăm khi vợ vừa mất, chồng bị người làm công kiện ra tòa để... đòi con

Nghĩ rằng cuộc hôn nhân của mình và người vợ quá cố đã từng rất hạnh phúc, anh L. bàng hoàng khi bị người làm công kiện đòi con.

Vừa qua, TAND quận 4 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện đòi con giữ nguyên đơn là anh T., bị đơn là anh L. – người cha đứng tên hợp pháp trong giấy khai sinh của đứa trẻ. Động thái này được đưa ra vì phía nguyên đơn rút đơn khởi kiện do anh L. đã qua đời.

Bí mật kinh hoàng

Trước đây, chị M. lấy anh L. (họa sĩ) khi anh chỉ mới có một phòng tranh nhỏ. Sau thời gian miệt mài lao động họ đã tạo dựng được thêm những cửa hàng tranh khác.

Mãi về sau, chị M. mới sinh được một đứa con. Thế nhưng, người vợ lại qua đời không lâu sau đó. Cố gắng vượt qua nỗi đau mất đi người mình yêu thương, anh L. nhủ lòng sẽ ở vậy nuôi con khôn lớn.

Ảnh minh họa: Internet

Thế nhưng, cuộc hôn nhân mà anh L. nghĩ rằng rất êm đềm, hạnh phúc lại chứa đựng bí mật khinh hoàng khiến người đàn ông suy sụp. Đó là khi anh T. (người làm công trong xưởng vẽ của anh L.) đột nhiên đưa ra tờ kết quả giám định ADN, khẳng định chị M. có con với mình chứ không phải anh L. Từ đó anh T. yêu cầu anh L. phải bàn giao đứa trẻ cho mình.

Anh L. không sao tin được vợ phản bội mình, mặt khác nhìn vào đứa trẻ anh lại thấy nó rất giống cha, không thể nào là con người khác. Từ đó, anh L. nói rằng do anh T. bịa chuyện và nhất quyết không giao con.

Không bỏ cuộc, anh T. tìm đến luật sư rồi khởi kiện anh L. ra tòa. Theo lời anh T., giữa anh và chị M. có rất nhiều tâm đắc trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, hai bên vẫn giữ quan hệ bà chủ và người làm thuê. Cho đến một ngày, chị M. bày tỏ tình cảm với anh T., thế rồi giữa hai người đã đi quá giới hạn cho phép.

Mãi đến khi chị M. hạ sinh đứa bé, anh T. vẫn không biết đó là con của mình. Khi cháu gái được 1 tuổi, chị M. mắc bệnh hiểm nghèo nên đã gọi chị gái ruột của mình và anh T. đến để kể rõ mọi việc.

Sau đó, chị đưa cho anh T. giấy khai sinh của con gái và nói anh mới là cha ruột của đứa trẻ. Người phụ nữ dặn anh phải chăm sóc con sau khi chị qua đời. Và lời trăn trối ấy của chị có chị gái ruột làm chứng. Giờ đây, anh T. cho rằng bản thân đủ điều kiện nuôi con vì anh chưa kết hôn, cũng chưa có thêm đứa con nào.

Thế nhưng, khi tòa thụ lý vụ kiện anh L. cũng chỉ đến vài lần và phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đồng thời, anh L. cũng không hợp tác để đưa đứa bé đi giám định ADN. Từ đó, vụ việc không thể giải quyết dứt điểm được.

Anh L. cho rằng việc anh T. nói là hoàn toàn bịa đặt. Nó không chỉ xúc phạm đến anh mà còn xúc phạm đến người vợ đã chết, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa con mà anh hết mực yêu thương.

Cùng nuôi dưỡng con

Nhiều lần bị tòa mời lên làm việc, yêu cầu mang con đi giám định ADN khiến anh L. luôn mệt mỏi và đau đớn tột cùng. Anh nói bản thân không tin rằng đứa trẻ không phải là con anh. Anh cũng không thể nào tin người vợ rất mực thương yêu anh lại thay lòng và có tình cảm với người khác.

Anh L. nói rằng nếu thực sự anh T. nghĩ mình là cha đứa trẻ và muốn có trách nhiệm với cháu thì có thể cùng chăm sóc chứ không nhất thiết phải mang con về nuôi. Bởi theo anh L. sẽ rất khó khăn và có thể gây ra cú sốc khi bắt con mình phải gọi một người hoàn toàn xa lạ bằng cha.

Anh L. mong muốn cả hai có thể chờ đứa trẻ đủ 18 tuổi để tự nhận thức, tự quyết định lấy việc cháu sẽ ở với ai. Còn ở thời điểm hiện tại, anh hay anh T. cứ hãy yêu thương và chăm sóc để cháu bé có được tuổi thơ êm đềm và tốt đẹp nhất.

Trước khi anh L. mất, đứa trẻ vẫn ở với anh và được người chị vợ phụ chăm sóc. Anh vẫn là cha của đứa con mình thương yêu hết mực cho đến cuối đời…

Ngự Kỳ

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/oai-oam-khi-vo-vua-mat-chong-bi-nguoi-lam-cong-kien-ra-toa-de-doi-con-c2a302092.html