Ô nhiễm không khí Hà Nội: Tẩy da chết, dưỡng da nguy hại?

Chuyên gia nghiên cứu mỹ phẩm Đỗ Anh Thư cho biết nhiều chị em phản ánh hiện tượng nổi mụn ở mặt và người. Đây có thể là những phản ứng tự nhiên đối với ô nhiễm không khí Hà Nội đang ở mức báo động.

Theo bà Đỗ Anh Thư - giám đốc đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu mỹ phẩm Grandpa's Garden, khi ô nhiễm không khí Hà Nội, thì vấn đề chăm sóc sức khỏe và nhan sắc càng cần phải được quan tâm đúng cách. Theo đó, đúng cách không có nghĩa là dùng thêm.

Theo bà Đỗ Anh Thư - giám đốc đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu mỹ phẩm Grandpa's Garden, khi ô nhiễm không khí Hà Nội, thì vấn đề chăm sóc sức khỏe và nhan sắc càng cần phải được quan tâm đúng cách. Theo đó, đúng cách không có nghĩa là dùng thêm.

Làm sạch kỹ hơn sau khi ra đường, đặc biệt những vùng da để trần (ví dụ tóc, mặt, cổ, bàn tay bàn chân...) chị em cần chú ý vào vấn đề làm sạch, nhất là các giải pháp sạch sâu trong nang lông.

Không để da bám bụi: Nếu chị em đang thoa các lớp kem dưỡng, lotion serum... mà khiến da bị dính dính khi ra đường thì hãy dừng lại. Chống nắng gây nhờn dính cũng cần phải dừng ngay.

Lý do là vì sử dụng mỹ phẩm trong môi trường ô nhiễm nếu gây bắt bụi thì chắc chắn sẽ hại hơn là khi không thoa gì cả. Nên chị em đừng ngại nếu ra đường ban ngày mà không dùng mỹ phẩm, hay không chống nắng (nếu không thể tìm sản phẩm khô ráo).

Nên dành những ngày không thoa gì vào ban đêm. Ban đêm, da của chúng ta thải ra những thứ không trong lành từ bên trong. Các hãng hiện nay tích cực muốn chúng ta tái tạo da bằng dưỡng chất vào ban đêm. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta hít bầu không khí ô nhiễm mà không bài tiết qua da, thậm chí ban đêm chúng ta còn "bịt" các đường bài tiết của da? Da của chúng ta sẽ nổi mụn - tất nhiên.

Nếu chị em đêm nào cũng đang thoa mỹ phẩm, thì hãy dành cho da mình tần suất "không thoa gì" ở mức độ không thường xuyên, ví dụ 1 tháng 2 lần. Chị em nào không quá phụ thuộc vào mỹ phẩm, có thể 1 tuần 1 - 2 đêm không thoa. Như vậy sẽ là tốt hơn trong môi trường ô nhiễm không khí hiện nay.

Trong những ngày mà không khí ở mức đỏ (không an toàn cho sức khỏe), tím (rất có hại cho sức khỏe), và nâu (độc hại), có một chi tiết bạn hãy lưu ý: GIẢM TẨY DA CHẾT.

Theo chuyên gia Nguyễn Anh Thư, bản chất da của chúng ta tự bong các tế bào chết, do vậy, thông thường chúng ta sẽ không cần các loại mỹ phẩm tẩy da chết. Chỉ nên dùng trong 2 trường hợp: 1 là sần sùi bong tróc, 2 là có nhiều bít tắc không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn không sưng không mủ). Chúng ta không cần tẩy da chết với mục đích làm trắng, đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễm không khí hiện nay.

Da của chúng ta luôn phải có một lớp tế bào chết ở bên trên cùng. Lớp tế bào chết này rất quan trọng, bởi nó chính là một hàng rào vật lý, không cho khói bụi và các chất độc hại xuyên qua để làm hại đến cơ thể bên trong. Nếu bạn tẩy hết da chết, bắt buộc lớp da ngoài cũng phải là tế bào sống, thì cơ thể của bạn không có một chiếc hàng rào đó nữa. Tế bào sống sẽ tự do trao đổi chất với hóa chất, ô nhiễm và ánh nắng.

Khi không khí ngày càng ô nhiễm, bạn sẽ thấy da của bạn "chết" nhiều hơn, lớp da chết dầy hơn. Đây chính là cách phòng vệ hết sức tự nhiên của cơ thể. Vì thế, sẽ là sai lầm nếu bạn vẫn tích cực tẩy da chết theo phương pháp của những người đang sống ở môi trường trong sạch. Điều ấy sẽ khiến lớp da sống (và cả những khu vực dưới da) bị tổn thương nhiều hơn. Nó đi ngược với quá trình thay đổi để thích nghi với môi trường của chúng ta - những người đang sống trong thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Dưỡng môi dày vào ban đêm: Da môi mỏng và nhanh lão hóa. Da môi có một đặc điểm là không có nang lông và không bài tiết theo cách thông thường của da. Chị em hoàn toàn có thể thoa dưỡng môi dày vào ban đêm. Còn ban ngày thì chúng ta không cần thiết phải dùng gì. Nếu dùng son màu, hãy bặm môi vào giấy ăn để giảm lượng dầu, đỡ bám bụi.

Ngoài ra, chị em nhớ lưu ý các yếu tố khác mà da mình tiếp xúc. Ví dụ: không gian trong nhà (càng tối giản thì càng ít bụi, dễ lau chùi, ít ô nhiễm), quần áo (không nên phơi lâu ngoài trời, không khí trong nhà và trong ô tô (nên có máy lọc không khí thì tốt)...

An Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/o-nhiem-khong-khi-ha-noi-tay-da-chet-duong-da-nguy-hai-1283363.html