Ô nhiễm không khí gây ra 3,2 triệu ca tiểu đường mỗi năm

Theo một nghiên cứu mới đây, mức độ của ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự gia tăng đáng kể của người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới.

Chỉ trong năm 2016, nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí đóng góp tới 3,2 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường – chiếm 14% tổng số trường hợp trên toàn thế giới. Tại Mỹ, ô nhiễm không khí còn được cho là một trong những nguyên nhân gây nên 150.000 trường hợp đái tháo đường mỗi năm.

Theo Tiến sĩ Philip Landrigan, trưởng khoa y tế toàn cầu tại Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai, New York :“Khoảng 10-15 năm trước, chúng tôi chỉ nghĩ rằng khí thải ô nhiễm chỉ gây ra các bệnh nhẹ về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn và viêm phế quản. Thế nhưng, hiện nay, đó còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, viêm phổi, ung thư phổi và các bệnh liên quan đến thận - đang gia tăng một cách đáng kể trong xã hội”.

 Ô nhiễm không khí được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường

Ô nhiễm không khí được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường

Theo báo cáo của WTO năm 2014, có hơn 30 nghìn người tại Mỹ và 422 nghìn người trưởng thành trên toàn thế giới đang phải chịu đựng những căn bệnh này. Con số này gấp 4 lần so với năm 1980. Phần lớn những người bệnh này đều xuất phát từ tầng lớp trung bình và thấp trong xã hội.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ ô nhiễm không khí gây ra viêm và làm giảm khả năng của tuyến tụy để quản lý sản xuất insulin. Các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Đại học Washington ở St.Louis thu thập dữ liệu về 1,7 triệu cựu chiến binh Mỹ không có tiền sử bệnh tiểu đường đã được theo dõi trung bình 8,5 năm.

Sau khi thu nhập tất cả các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và thí nghiệm trên một loạt các mô hình thống kê, họ đã ghi nhận so sánh mức độ tiểu đường của cựu chiến binh với mức độ ô nhiễm do EPA và NASA.

Trong các cựu chiến binh tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ 5 đến 10 microgam trên một mét khối không khí, ít hơn nhiều so với mức an toàn của EPA là 12 microgram, khoảng 21% số người tham gia phát triển bệnh tiểu đường.

Khi con người bị tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn, từ 11,9 đến 13,6 microgram, sẽ tạo ra một nguy cơ lớn hơn: Khoảng 24% sẽ bị mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù mức tăng 3% có vẻ nhỏ, nó sẽ dần tăng số ca mắc bệnh tiểu đường thêm 5000 đến 6000 trên tổng số 100000 người mỗi năm.

Tại các nước đang phát triển như India, Afghanistan, Papua New Guinea hay Guyana, việc chưa thiết lập các chính sách về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí sẽ khiến các quốc gia này gặp thách thức trong việc kiểm soát và điều tiết số người bị mắc bệnh đái tháo đường.

Theo một báo cáo công bố vào năm ngoái của Landrigan - thành viên của Ủy ban Lancet về ô nhiễm và sức khỏe:” Ước tính rằng ô nhiễm môi trường chịu trách nhiệm cho 9 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới trong năm 2015. Con số này gấp hơn 15 lần so với tử vong từ tổng tất cả các cuộc chiến tranh và bạo lực và hơn ba lần đối với sốt rét, bệnh lao và AIDS.

Ủy ban đồng thời cũng cho biết 92% số ca tử vong do ô nhiễm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình đặc biệt ở các nhóm thiểu số và người nghèo.

Video: Thói quen trong ăn uống nào dẫn tới bệnh tiểu đường ?

Nguồn VTC: https://vtc.vn/o-nhiem-khong-khi-gay-ra-32-trieu-ca-tieu-duong-moi-nam-d410631.html