Nuôi thỏ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Nhờ sự cần cù, chịu khó, chị Màn Thị Hồng Hạnh, phường Nam Sơn (thành phố Tam Điệp) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Có dịp ghéthăm mô hình nuôi thỏ của gia đình chị Hạnh, chúng tôi khá ấn tượng với quy môvà cách thức tổ chức chăn nuôi, chuồng trại được thiết kế khoa học, thỏ đượcuống nước từ hệ thống nước tự động, có quạt làm mát mùa nóng và hệ thống sươiẩ́m mùa lạnh.

Giới thiệu về mô hình, chị Hạnh cho biết: Tình cờ xem một sốchương trình truyền hình chị biết về hiệu quả các mô hình nuôi thỏ New Zealandcó liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty Nippon Zoki của Nhật. Nhận thấy điêùkiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu có nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôithỏ thương phẩm, cùng đầu ra ổn định, năm 2017 chị Hạnh đã mạnh dạn xây dựng400 m2 chuồng trại, lồng nuôi, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh và đâùtư nuôi 150 con thỏ giống Newzealand (trong đó 130 cái, 20 đực). Nhờ có sự liênkết với Công ty Nippon Zoki, chị được cung ứng giống đảm bảo chất lượng, hỗ trợkỹ thuật và ký kết tiêu thụ sản phẩm theo giá cố định.

Theo chịHạnh, thỏ New Zealand là vật nuôi mắn đẻ, thỏ giống sau 5-6 tháng thì bắt đâùsinh sản, bình quân mỗi năm sinh từ 6-7 lứa, mỗi lứa trung bình từ 7-8 con; thỏcon sinh trưởng nhanh, nuôi khoảng 3-3,5 tháng có thể xuất bán với trọng lượngbình quân 2,3 kg.

Tuy là loài mắn đẻ nhưng kỹ thuật nuôi thỏ khó và vất vả hơnnhiều so với các con nuôi truyền thống. Nếu thức ăn không đảm bảo, chuồng trạikhông sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông thì con nuôi này dễ bịmắc một số bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột.

Do vậy, trong chăn nuôi thỏ, chịluôn thực hiện nghiêm quy trình chăn nuôi sạch, xây dựng chuồng trại đúng quychuẩn có hệ thống quạt thông gió, thoát nước, hệ thống làm mát trên mái vàtrong chuồng. Thức ăn do Công ty cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống nước uốngtự động và sạch sẽ. Thỏ được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và tiêmphòng đầy đủ các loại bệnh: bại huyết, ghẻ, cầu trùng... Khâu vệ sinh chuồngtrại cũng rất quan trọng, định kỳ chị thực hiện tiêu độc khử trùng bằng hoáchất và vôi bột.

Ngoài thức ăn do Công ty cung cấp, chị Hạnh còn trồng hơn 1 hacỏ voi để đảm bảo thỏ có nguồn thức ăn thô xanh. Với cách làm đó, tỷ lệ sốngcủa thỏ luôn đạt 80%-85%. Hiện mô hình nuôi thỏ của chị Hạnh đã phát triển lên250 con thỏ giống và khoảng 2.000 con thỏ thương phẩm.

Đánh giá vềhiệu quả kinh tế, chị Hạnh cho biết: Sau khi trừ các chi phí, thu nhập năm đâùtiên ước đạt 150 triệu đồng, năm thứ hai đạt trên 200 triệu đồng. Nuôi thỏ tuylợi nhuận không quá cao nhưng ổn định do có mối liên kết trong sản xuất và tiêuthụ sản phẩm. Người dân chỉ cần chịu khó, nắm chắc các quy trình kỹ thuật sảnxuất đều có thể xây dựng thành công mô hình.

Theo đạidiện Hội Nông dân phường Nam Sơn, với sự cần cù, chịu khó và cách làm sáng tạotrong liên kết sản xuất, đảm bảo thị trường tiêu thụ, chị Hạnh đã thành côngvới mô hình nuôi thỏ xuất khẩu có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhậnthấy đây là một mô hình có hiệu quả, năm 2018 Hội Nông dân phường đã tham mưucho Khối dân vận Đảng ủy tiếp tục tuyên truyền, tổ chức các buổi tham quan,giới thiệu mô hình và phối hợp với các ngành tổ chức chuyển giao khoa học kỹthuật để nông dân trên địa bàn phường tiếp cận và nhân rộng.

Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nuoi-tho-cho-thu-nhap-hang-tram-trieu-dong-moi-nam-20191011082314102p2c22.htm