Nước ta thời kỳ nào 'thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn'?

Nói về thời kỳ thịnh trị trong lịch sử, dân gian có câu ca ngợi 'thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn'.

Câu 1. Hãy điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau: “Đời vua…/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”?

Thánh Tổ, Thánh Tông
Thái Tô, Thánh Tông
Thái Tổ, Nhân Tông
Thái Tổ, Thái Tông

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn. Đó là hai câu ca dao nói về giai đoạn thái bình, thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Câu 2. Hai câu ca dao trên nói về giai đoạn trị vì của triều đại nào?


Trần
Hậu Lê
Nguyễn

Thái Tổ, Thái Tông trong hai câu ca dao trên chính là vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông của nhà Hậu Lê trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) là người đã có công đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, Lê Thái Tông là hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê.

Câu 3. Vua Lê Thái Tông lên ngôi khi bao nhiêu tuổi?

2 tuổi
8 tuổi
10 tuổi
20 tuổi

Lê Thái Tông được xem là vị vua “tuổi trẻ tài cao” trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Dù lên ngôi khi mới 10 tuổi, nhờ tính quyết đoán cùng sự trợ giúp đắc lực của các công thần, Lê Thái Tông đã xây dựng được một đất nước thịnh trị.

Câu 4. Vua Lê Thái Tông tên thật là gì?

Lê Nguyên Long
Lê Tư Thành
Lê Duy Diêu
Lê Khôi

Vua Lê Thái Tông tên thật là Lê Nguyên Long, sinh năm 1423, là con trai thứ của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Trong buổi đầu, ông không được lập làm thế tử, nhưng vì anh cả Lê Tư Tề phạm tội nên ông được thay thế. Năm 1433, vua lê Thái Tổ qua đời, theo di chiếu, thái tử Lê Nguyên Long được tôn làm vua.

Câu 5. Nhân tài nào sau đây là trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê?

Nguyễn Trực
Nguyễn Như Đỗ
Lương Nhữ Hộc
Lương Thế Vinh

Lê Thái Tông là vị vua rất quan tâm đến phát triển giáo dục. Năm 1442, vua cho mở khoa thi đầu Đình đầu tiên, do đích thân vua ra đề và chấm thi. Tại khoa thi này, Nguyễn Trực đỗ đầu, trở thành trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê.

Câu 6. Cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông khiến gia đình của ai bị họa lây?

Trần Nguyên Hãn
Nguyễn Trãi
Lê Sát
Lê Ngân

Vua Lê Thái Tông lại đoản mệnh. Sau 10 năm trị vì, vua qua đời khi mới 20 tuổi. Năm 1442, trên đường đi duyệt binh về, vua ghé vào nơi ở của Nguyễn Trãi ở Chí Linh, Hải Dương rồi qua đời. Cái chết của vua Lê Thái Tông khiến gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Ảnh trên là tượng thờ Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ tại khu tưởng niệm Lệ Chi Viên tại Gia Bình, Bắc Ninh.

Câu 7. Sau khi vua Lê Thái Tông qua đời, người kế nghiệp ông là ai?

Lê Thế Tông
Lê Nhân Tông
Lê Anh Tông
Lê Cao Tông

Sau khi vua Lê Thái Tông qua đời, con trai thứ ba của vua là Lê Bang Cơ được lập làm vua, tức Lê Nhân Tông. Lê Nhân Tông lên ngôi khi mới hơn 1 tuổi nên trong 10 năm đầu, mẹ ông là thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính. Vua trị vì đến năm 1459 thì bị hại.

Câu 8. Người con nào sau đây của vua Lê Thái Tông cũng trở thành minh quân?

Lê Tư Thành
Lê Nghi Dân
Lê Khắc Xương
Lê Duy Diêu

Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông) là con trai thứ 4 của vua Lê Thái Tông. Ông sinh năm 1442, mất năm 1497. Sau khi được các đại thần đưa lên làm vua năm 1460, ông xây dựng được một quốc gia hưng thịnh, được đánh giá là vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam.

Câu 9. Vua Lê Thái Tông có tất cả mấy người con từng làm vua nhà Hậu Lê?

2
3
4
5

Lê Thái Tông có 8 người con, bao gồm 4 hoàng tử và 4 công chúa. Trong số 4 con trai, 3 người sau này từng làm vua nhà Hậu Lê gồm Lê Bang Cơ (Lê Nhân Tông), Lê Nghi Dân, Lê Tư Thành (Lê Thái Tông). Người con duy nhất không làm vua là Lê Khắc Xương.

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nuoc-ta-thoi-ky-nao-thoc-lua-day-dong-trau-chang-buon-an-post819048.html