Nước sông Hồng liệu có 'cứu' được sông Tô Lịch?

Để làm sạch dòng sông chết Tô Lịch, UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra giải pháp bổ cập nước hồ Tây và thông qua hồ Tây tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Phương án này đang vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều.PGS.TS Ứng Quốc Dũng – Phó chủ tịch Hội cấp thoát nước VN: Dự án bổ cập hợp lý và có thể tiến hành động nhưng cần lưu ý tính toán lượng nước bổ cập tránh lãng phí, chất lượng nước hồ tây phải đảm bảo, chất lượng nước hồ tây phải cao có thể cột A. 1 vấn đề nữa trăn trở là phải xử lý nước song hồng thì công nghệ phải hợp lý vì nếu lắng đơn thuần để bổ cập vào nước hồ tây đủ lượng và trong sạch.Ông Vũ Trọng Hồng – Nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Hợp lý là đúng vì cội nguồn bắt đầu từ sông Hồng, trong nhiều năm vừa qua vẫn xả nước thì chính là nước sông Hồng. Tôi cho rằng cái khả thi hay không là chọn vị trí trạm bơm vì không đặt đúng vị trí là khả năng trạm bơm bơm 1 vụ sau đó bị lấp, thứ 2 bờ sông sạt lở, sợ lúc lịch cần bơm dân tin tưởng thì không được vì không có nước…PGS.TS. NGND Trần Hiếu Nhuệ - ĐH Xây dựng Hà Nội: Nếu như dự án đang đề xuất thì bổ cập phía lạc long quân sẽ tạo ra các vùng chết ở phía nam đường thụy khuê quán thánh như thế nó chưa hay cho nên nên nghiên cứu kế thừa thứ hai làm thế nào đó phân tán hòa loãng 1 cách đều đặn trong dung tích của hồ. Bà Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng: Nếu liên tục có lượng nước đấy thì mình có thể giảm thiểu nhưng không giải quyết được vấn đề gốc, các nguồn ô nhiễm chảy ra sông Tô Lịch thì rất lớn. Nếu sông hồ Hà Nội vẫn là 1 phần của hệ thống thoát nước, cống rãnh thì sông Hồ HN luôn luôn là cống rãnh và nếu nghĩ biến sông hồ HN thành cống rãnh và hy vọng bơm nước làm loãng nước cống thì ô nhiễm loãng nhưng toàn bộ nồng độ ô nhiễm chất ô nhiễm vẫn chảy, bài toán đấy không đưa vào cân nhắc, chúng ta giải quyết ngắn hạn nhưng dài hạn thì khó khăn.

Theo phương án, mỗi ngày sẽ có hơn 134.000 m3 nước được bơm vào hồ Tây với tần suất bơm 26 ngày/tháng. Thành phố Hà Nội dự tính đặt trạm bơm cố định nằm cách chân cầu Nhật Tân khoảng 600m, về phía hạ lưu. Hệ thống đường ống xả sau máy bơm gồm 4 ống, kết nối vào đường ống chung dẫn đến bể xử lý nước cạnh Công viên nước hồ Tây.

Tổng chiều dài đường ống dẫn nước khoảng 1.960 m, chạy dọc đến mương tiêu cạnh hồ Tây vào bể lắng xử lý phù sa sông Hồng. Đồng thời sẽ xây dựng một con đập cao su ở cuối nguồn sông Tô Lịch, cách thượng lưu 11,7 km nhằm khống chế cao độ mực nước trên sông, đảm bảo mục tiêu khai thác giao thông thủy và giải quyết úng ngập trong mùa mưa bão.

Với dự án này, một số chuyên gia cho rằng khá hợp lý trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cần phải tính toán kỹ càng để tránh lãng phí.

Cũng có không ít chuyên gia còn băn khoăn về tính khả thi.

Thực tế, giải pháp bổ cập nước hồ Tây và thông qua hồ Tây tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch đã được đưa ra từ những năm 1981. Thế nhưng, sau tất cả thì vẫn không được thực hiện hoặc chưa thành công. Vì vậy, theo các chuyên gia đề án lần này cần phải chứng minh được những ưu điểm so với các đề án trước đây về kinh tế, xã hội và môi trường. Và về lâu dài Hà Nội cần có những đề án tổng thể hơn để giải quyết môi trường của sông, hồ trong nội thành. Trong đó đặc biệt chú trọng việc tách nước mưa lẫn cùng nước thải sinh hoạt và xử lý dứt điểm các nguồn xả thải thẳng vào các dòng sông.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/nuoc-song-hong-lieu-co-cuu-duoc-song-to-lich