Nước Nga và những điều thú vị ít người biết đến

Dù rộng lớn nhất thế giới nhưng vẫn ít múi giờ hơn Pháp, cách Mỹ chỉ 4km là những điều thú vị ít người biết về nước Nga.

Dưới đây là những điều thú vị về nước Nga được Sputnik liệt kê.

Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới với diện tích hơn 17 triệu km, chiếm tới 1/9 bề mặt trên trái đất; lớn hơn Đức 47 lần, Nhật 45 lần. Chiều dài của nước Nga trải ra gần 10.000 km. Tuy nhiên, về lượng múi giờ, Nga vẫn kém hơn Pháp. Mặc dù lãnh thổ Pháp nằm trên một vành đai, nhưng nếu tính tất cả các hạt và vùng địa bàn khác, Pháp vẫn sở hữu số lượng múi giờ lớn nhất thế giờ - 12 múi giờ, nhiều hơn Nga 1 múi giờ.

Klyuchevskaya Sopka, ngọn núi lửa lớn nhất thế giới đang hoạt động nằm ở Nga. Chiều cao của "hỏa diệm sơn" này là 4.850 m. Klyuchevskaya Sopka vẫn đang phun trào trong suốt 7.000 năm qua.

Không như nhiều người nghĩ, khoảng cách thực sự về mặt địa lý giữa nước Nga và nước Mỹ chỉ vẻn vẹn chưa tới 4 km. Đó là khoảng cách giữa hai hòn đảo thuộc quần đảo Diomede, hay theo cách gọi của người Nga là quần đảo Gvozdev, nằm ở khu vực eo biển Bering. Khoảng cách thực sự giữa hai hòn đảo này là 3,8 km, đảo Diomede lớn thuộc về Nga và đảo Diomede nhỏ thuộc về Mỹ.

Trong giai đoạn trung tuần tháng 5 cho tới tháng 7, nhiều nơi ở Nga có hoàng hôn kéo dài tới tận nửa dêm và mặt trười không bao giờ lặn. Người ta gọi đây là hiện tượng đêm trắng. Thành phố St.Petersburg là nơi có thể chứng kiến hiện tượng này rõ nhất. Sự kết hợp giữa điều kiện ánh sáng và kiến trúc của thành phố trong những dịp này tạo ra cảnh tượng độc đáo. Nhờ đó đêm trắng trở thành biếu tượng của của St.Petersburg và là nét thu hút du lịch đặc trưng của thành phố Nga nổi tiếng.

Ngôi làng Oymyakon, Nga được ghi nhận là một trong những nơi có nhiệt độ lạnh nhất thế giới có người dân sinh sống trên Trái Đất. Nhiệt độ thấp nhất mà khu vực này từng ghi nhận là -71°C. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt khiến những người dân ở đây mạnh mẽ khác thường, trường tiểu học Oymyakon chỉ đóng cửa khi nhiệt độ thấp hơn -52 độ C.

Dưới thời Sa hoàng Piotr Đại đế, bất cứ ai nuôi râu cũng phải đóng một khoản phí nhất định. Loại thuế này bắt đầu được áp dụng từ năm 1698 sau khi Sa hoàng tới nhiều quốc gia châu Âu và nhận ra rằng đàn ông ở các quốc gia phát triển rất hiếm khi để dâu rậm rạp.

Để bảo vệ các hiện vật quý chống lại loài động vật gặm nhấm, Viện Bảo tàng Quốc gia Hermitage cần đến sự túc trực của đội ngũ nhân viên mèo hùng hậu. Điểm đặc biệt là mỗi con mèo của Hermitage đều có hộ chiếu dán ảnh nghiêm chỉnh.

Ở Nga, ngay cả những người duy lý đôi khi cũng đều tin vào những điều cần phải kiêng kỵ. Chẳng hạn, nhiều người Nga không bắt tay nhau qua ngưỡng cửa vì lo sợ đó là một điềm xấu dẫn tới tranh cãi. Một số người có thói quen bắt chéo ngón tay hoặc xoay cúc áo nếu bỗng nhiên thấy một con mèo đen chạy ngang đường vì tin đó là điềm gở. Trước khi xuất hành, các thành viên trong một gia đình ở Nga thường ngồi quây quần trong một căn phòng và im lặng vài phút để chuyến đi được thuận lợi hanh thông.

(Nguồn: Spuntik)

Song Hy

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-nuoc-nga-it-nguoi-biet-d450929.html