Nước Mỹ hồi hộp mong chờ tân thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ

Ngày 12-10 (giờ Mỹ), Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ bắt đầu cuộc điều trần dài 4 ngày, mở màn 'cuộc chiến' với ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Amy Coney Barrett, 48 tuổi, nhân vật đã được Tổng thống Donald Trump đề cử thay thế cố thẩm phán tự do Ruth Bader Ginsburg.

Ngày 12-10 (giờ Mỹ), Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ bắt đầu cuộc điều trần dài 4 ngày, mở màn “cuộc chiến” với ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Amy Coney Barrett, 48 tuổi, nhân vật đã được Tổng thống Donald Trump đề cử thay thế cố thẩm phán tự do Ruth Bader Ginsburg.

Ứng viên được đề cử vào chiếc ghế thẩm phán Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett tuyên thệ nhậm chức trong phiên điều trần xác nhận trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện hôm 12-10 (giờ địa phương) tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington. Ảnh: AP

Ứng viên được đề cử vào chiếc ghế thẩm phán Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett tuyên thệ nhậm chức trong phiên điều trần xác nhận trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện hôm 12-10 (giờ địa phương) tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington. Ảnh: AP

Hơn 10 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu Tổng thống

Hơn 10 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm, dự báo một tỷ lệ đi bầu kỷ lục trong bối cảnh còn 3 tuần nữa mới tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (3-11).

Con số thống kê từ dữ liệu bầu cử sớm của các bang và được trường Đại học Florida công bố trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện, đặc biệt là trong số các cử tri của đảng Dân chủ.

Cuộc điều trần với bà Barrett - một thẩm phán với tuổi khá trẻ và có quan điểm bảo thủ - bắt đầu với việc các thượng nghị sĩ đưa ra những tuyên bố mở màn. Tiếp đó, bà Barrett có tuyên bố mở màn sau khi 22 thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ được trao cơ hội nói. Trong ngày 13-10, bà Barrett đối mặt với hàng loạt câu hỏi chất vấn của các thượng nghị sĩ về cách tiếp cận đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe, pháp lý và thậm chí là cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, trong bối cảnh các thành viên Dân chủ xem bà là “mối đe dọa” đối với vấn đề bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của người Mỹ trong đại dịch Covid-19.

AP dẫn lời Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, D-Minn, một thành viên của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, nói: “Đây không phải là thẩm phán của Tổng thống Trump. Đây phải là thẩm phán của các bạn”. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, nhận định: “Đây sẽ là một tuần dài cãi nhau” và nhấn mạnh: “Hãy cho thấy sự tôn trọng và đặt ra nhiều thử thách. Hãy nhớ rằng cả thế giới đang theo dõi”.

Việc đề cử bà Barrett lần này làm bùng nổ cuộc khẩu chiến gay gắt giữ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đảng Dân chủ của ứng viên Tổng thống Joe Biden đã kiên quyết phản đối việc đề cử bà Barrett. Trong đó, ông Biden cho rằng, việc đề cử ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ nên diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3-11 tới, nhưng ông Trump nhấn mạnh việc đề cử này cần diễn ra càng sớm càng tốt. Và theo giới phân tích, với việc phe Cộng hòa kiểm soát thế đa số tại Thượng viện, bà Barrett chắc chắn được chọn. “Toàn bộ thành viên đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu thuận và phe Dân chủ bỏ phiếu chống”, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói.

Tại phiên điều trần hôm 12-10, bà Barrett trình bày cách tiếp cận đối với các vấn đề về luật. Bà Barrett đeo khẩu trang đen, ngồi đối mặt với các thượng nghị sĩ. Chồng và 7 người con ngồi phía sau, tất cả đều đeo khẩu trang. Trong đó, bà Barrett đưa ra quan điểm trái ngược với người tiền nhiệm quá cố Ginsburg, một biểu tượng tự do và cũng là nhân vật được Tổng thống Trump đề cử. Theo giới phân tích, di sản của bà Ginsburg hầu như đã được cảm nhận trong suốt phiên điều trần, khi một số đảng viên Dân chủ đeo ghim ve áo giống bà. Trong khi đó, bà Barrett cũng ca ngợi biểu tượng tự do, nói rằng bà “mãi mãi biết ơn” vì đường đi tiên phong của người tiền nhiệm Ginsburg với tư cách là một phụ nữ được bổ nhiệm vị trí quan trọng này. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Kamala Harris của đảng Dân chủ cảnh báo, việc đề cử của Barrett sẽ gây nguy hiểm cho mọi thứ mà Ginsburg đã chiến đấu để bảo vệ.

“Cuộc chiến” có thể căng thẳng hơn khi bà Barrett, một thẩm phán tòa phúc thẩm với rất ít kinh nghiệm xét xử tại tòa án, bị các thành viên đảng Dân chủ chất vấn trong khoảng 30 phút vào ngày 14-10. Các đảng viên đảng Dân chủ thật sự đang tức giận vì đảng Cộng hòa đang thúc đẩy nhanh việc đề cử này, trong bối cảnh đảng này đã kiên quyết bác bỏ ứng viên đề cử của Tổng thống Barack Obama sau cái chết của thẩm phán Scalia vào tháng 2-2016, cũng đúng ngay trước cuộc bầu cử năm đó.

Tòa án Tối cao Mỹ là nơi đưa ra các quyết định quan trọng, ảnh hưởng nhiều lĩnh vực trong đời sống của người Mỹ gồm vấn đề phá thai, chăm sóc sức khỏe, quyền sở hữu súng... Có 9 thẩm phán được bổ nhiệm trọn đời tại tòa và họ chỉ bị thay thế khi qua đời hoặc chủ động nghỉ hưu. Bà Barrett hiện là thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 7 của Mỹ. Nếu bà chính thức được chọn, cán cân quyền lực tại Tòa án Tối cao Mỹ sẽ nghiêng sang phe bảo thủ nhiều hơn. Khi đó, Tòa án Tối cao Mỹ sẽ có 6 thẩm phán bảo thủ và 3 thẩm phán tự do.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_232960_nuoc-my-hoi-hop-mong-cho-tan-tham-phan-toa-toi-cao-my.aspx