Núi lửa San Cristobal 'ầm ầm' phun khói bụi cao 17 km

Núi lửa San Cristobal đã bất ngờ phun cột khói và tro bụi cao tới 17km. Lớp tro bụi tồn tại khoảng 30 phút, bao phủ nhiều diện tích lúa và hoa màu cũng như bãi chăn thả gia súc.

Núi lửa San Cristobal phun năm 2012. (Nguồn: AFP/Getty Images).

Núi lửa San Cristobal phun năm 2012. (Nguồn: AFP/Getty Images).

Theo TTXVN, ngày 9/3, núi lửa San Cristobal, ngọn núi lửa cao nhất Nicaragua và là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại nước này, đã phun cột tro bụi bao trùm thành phố Chinandega và các khu vực lân cận.

Núi lửa San Cristobal đã bất ngờ phun cột khói và tro bụi cao tới 17km. Lớp tro bụi tồn tại khoảng 30 phút, bao phủ nhiều diện tích lúa và hoa màu cũng như bãi chăn thả gia súc.

Các nông dân trong vùng đã kịp thời che phủ để bảo vệ nguồn nước và di chuyển gia cầm, gia súc đến nơi an toàn. Trong khi đó, những người dân trong thành phố sử dụng ô, mũ và khẩu trang để che khói bụi.

Viện nghiên cứu địa chất INETER dự báo trong những ngày tới, núi lửa giảm cường độ hoạt động và không đe dọa cuộc sống của cư dân.

Núi lửa San Cristobal cao 1.745 mét, nằm ở vùng Chinandega, cách thủ đô Managua của Nicaragua khoảng 140 km về phía Tây Bắc. Đây là một trong số 7 núi lửa đang hoạt động tại Trung Mỹ.

Năm 2015: năm của sự trỗi dậy các ngọn núi lửa

Trước đó vào năm 2015, theo các nhà khoa học là một năm đặc biệt vì những hoạt động bất thường của những ngọn núi lửa trên khắp thế giới. Theo ước tính trong khoảng 1.500 núi lửa đang hoạt động, thì có khoảng 50 ngọn phun trào hàng năm, đẩy một lượng lớn hơi nước, tro tàn, khí độc, và dung nham bay ra xa vào các khu vực xung quanh.

Trong năm này có một số ngọn núi lửa phun trào nổi bật bao gồm Núi Etna ở Italy, Wolf trên quần đảo Galapagos, Cotopaxi ở Ecuador, Villarrica ở Chile, Hunga Tonga - Hunga Ha'apai ở Tonga, núi Sinabung ở Indonesia, Piton de la Fournaise trên đảo Réunion, Kilauea ở Hawaii, Momotombo ở Nicaragua, Colima ở Mexico, và Calbuco tại Chile. Những hình ảnh bên dưới cho thấy sự đa dạng của các hoạt động của các ngọn núi lửa trên Trái Đất trong năm vừa qua.

1. Một cơn bão ”xấu” có sấm sét núi lửa đi kèm, khi núi Etna của Italy phun trào vào ngày 3 tháng 12 năm 2015. Ảnh Marco Restivo / Demotix / Corbis.

2. Bầu trời ban đêm như được thắp sáng lên tại Sicily khi các vụ nổ và tro bốc lên từ miệng Voragine của núi lửa Etna vảo ngày 03 tháng 12 năm 2015. Ảnh Marco Restivo / Demotix / Corbis.

3. Dòng nham thạch từ núi Etna chảy vào thung lũng “Val del Bove gần núi Simone, ngày 16 tháng 05 năm 2015. Ảnh Antonio Zanghì / Demotix / Corbis.

4. Núi lửa Wolf phun khói và nham thạch trên đảo Isabela, ngày 25 tháng 05 năm 2015, bức ảnh được cung cấp bởi công viên quốc gia Galapagos. Wolf nằm trên đỉnh một trong những đảo thuộc quần đảo Galapagos, Tây Ban Nha, đã phun trào sáng sớm ngày 25. Theo chính quyền địa phương, hoạt động của núi lửa sẽ đe dọa đến sự sống của một loài kỳ nhông hồng. Ảnh Reuters.

5. Cảnh phun tro của núi lửa Cotopaxi, thành phố Sangolqui, Ecuador, ngày 29 tháng 08 năm 2015. Ngon núi hoạt động lại từ ngày 14 tháng 08 sau 138 năm nằm im ắng. Ảnh Martin Bernetti / AFP / Getty.

6. Núi lửa Villarrica nhìn vào ban đêm ở Pucón, Chile, ngày 10 tháng 05 năm 2015. Núi Villarrica, nằm gần khu du lịch nổi tiếng của Pucon, là một trong những núi hoạt động nhiều nhất tại Nam Mỹ. Ảnh Cristobal Saavedra / Reuters.

7. Núi Villarica phun trào gần Pucón, Chile, ngày 03 tháng 03 năm 2015. Ảnh Lautaro Salinas / AP.

8. Núi lửa Villarrica, che phủ bởi mây gần Pucón, Chile, ngày 19 tháng 05 năm 2015. Ảnh Cristobal Saavedra / Reuters.

9. Bầu trời u ám che phủ núi lửa Villarria , Pucon, Chile, ngày 25 tháng 07 năm 2015. Ảnh Cristobal Saavedra / Reuters.

10. Bức ảnh được chụp vào ngày 17 tháng 01 năm 2015, từ một chiếc thuyền trên biển, cảnh một con chim chiến (frigatebird) bay lên trên luồng không khí nóng của hơi nước và gas phun trào từ núi Tonga, khoảng 65km về phía nam Thái Bình Dương, thủ đô Tonga, Nuku’alofa. Ảnh Mary Lyn Fonua / AFP / Getty.

11. Tro phun ra từ núi Sinabung trong một vụ phun trào nhìn từ làng Beras Tepu, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia , ngày 29 tháng 05 năm 2015. Hơn 10.000 người từ 12 làng, những người đang sống xung quanh sườn núi Sinabung, đã phải rời bỏ nhà cửa của họ và di chuyển đến các trại tị nạn, theo truyền thông địa phương. Ảnh Beawiharta / Reuters.

12. Người dân xung quanh đứng xem núi Sinabung phun tro vào không khí trong một vụ phun trào tại Karo Regency, Indonesia, vào ngày 09 tháng 02 năm 2015. Ảnh Endro Lewa / Antara Photo Agency / Reuters.

13. Một nhà thờ nhỏ bé bên cạnh núi Sinabung tại làng bỏ hoang của Simacem, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 16 tháng 11 năm 2015. Do Ngôi làng nằm trong khu vực hoạt động của núi lửa, nên dân cư buộc phải di tản đi nơi khác. Ảnh Binsar Bakkara / AP.

14. Một dòng nham thạch chảy mạnh xuống sườn núi Sinabung, nhìn từ làng Tiga Kicat, vào ngày 20 tháng 06 năm 2015. Ảnh Ulet Ifansasti / Getty.

15. Người đàn ông trên chiếc xe máy khi núi Sinabung phun tro, nhìn từ làng Tiga Kicat ngày 20 tháng 06 năm 2015. Ảnh Ulet Ifansasti / Getty.

16. Một người đứng nhìn ngọn núi lửa Piton de la Fournaise trong vụ phun trào vào ngày 05 tháng 02 năm 2015, tại đảo French Indian Ocean thuộc Réunion Island. Đây là đợt phun trào thứ hai trong năm qua tại Piton de la Fournaise sau 3 năm im lặng. Ảnh Fabrice Wislez / AP.

17. Một chiếc trực thăng bay bên trên những dòng dung nham chảy ra khỏi nuis lửa Piton de la Fournaise núi khi nó phun trào vào ngày 17 tháng 05 năm 2015, trên hòn đảo của Pháp thuộc Réunion Island ở Ấn Độ Dương. Ảnh Richard Bouhet / AFP / Getty.

18. Dung nham phun ra từ núi lửa Piton de la Fournaise "Peak of Furnace", ở góc đông nam của đảo ở Ấn Độ Dương, Réunion vào ngày 01 tháng 08 năm 2015. Ảnh Ben Curtis / AP.

19. Dung nham chảy ra từ núi lửa Piton de la Fournaise ngày 31 Tháng 7 2015. Ảnh Richard Bouhet / AFP / Getty.

20. Mặt trăng bắt đầu mọc khi dung nham nóng chảy được phun ra từ núi Piton de la Fournaise, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới, ngày 31 tháng 07 năm 2015, trên đảo Reunion. Ảnh Gilles Adt / Reuters.

21. Dung nham phun ra từ núi Piton de la Fournaise, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới, vào ngày 31 tháng 07 năm 2015. Ảnh Gilles Adt / Reuters.

22. Một trong rất nhiều các dòng chảy nhỏ của dung nham, thoát ra khỏi dòng chính, trong khu vực Puna gần Pahoa, Hawaii, vào ngày 26 tháng 01 năm 2015. Ảnh hưởng đến cuộc sống người dân các huyện của Puna trong nhiều tháng. Ảnh U.S. Geological Survey / AP.

23. Khói bốc lên từ núi lửa Kilauea vào ban đêm trong Công Viên Núi Lửa Quốc Gia Hawai'i, Hawaii, ngày 04 tháng 11 năm 2015. Ảnh Lucy Nicholson / Reuters.

24. Núi lửa Momotombo phun ra một chùm lớn khí và tro, nhìn thấy từ khu vực nông thôn Papalonal, ở Leon, Nicaragua, vào ngày 02 tháng 12 năm 2015. Im lặng trong nhiều năm, núi lửa bắt đầu phun ra một số đá phát sáng vào ngày thứ Tư, sau khi đẩy ra một lương lớn lượng khí thải và tro từ ngày ngày hôm trước. Năm 1610, thành phố Leon đã bị phá hủy trong một vụ phun trào của Momotombo và đã được di dời về phía Tây. Ảnh Esteban Felix / AP.

25. Dung nham chảy xuốn từ núi lửa Colima, còn được gọi là Volcano of Fire, gần thị trấn Comala, Mexico, vào ngày 10 tháng 07 năm 2015. Ảnh Sergio Tapiro Velasco / AP.

26. Ảnh chụp cảnh núi lửa Calbuco phun trào từ Puerto Varas, Chile, vào ngày 22 tháng 04 năm 2015. Núi lửa phun ra một một đám mây cuồn cuộn khổng lồ, dày đặc tro bụi bao trùm trên một khu vực rộng lớn miền núi dân cư thưa thớt ở miền nam Chile. Ảnh Carlos F. Gutierrez / AP.

27. Núi lửa Calbuco phun trào gần Puerto Varas, Chile, vào ngày 22 tháng 04 năm 2015. Ảnh Carlos F. Gutierrez / AP.

28. Núi lửa Calbuco phun trào gần Puerto Varas, Chile, vào ngày 22 tháng 04 năm 2015. Ảnh Diego Main / AP.

29. Núi lửa Calbuco phun trào vào ngày 22 tháng 4 năm 2015. Do sự phun trào của núi lửa với cột khói cao 20 km, chính quyền tuyên bố báo động đỏ và ra lệnh di tản khoảng 1.500 cư dân vùng Ensenada, Alerce, Colonia Río Sur, và thị trấn Correntoso. Ảnh Alex Vidal Brecas / EPA / Corbis.

30. Khói và tro từ núi lửa Calbuco, nhìn từ thành phố Puerto Montt, vào ngày 22 tháng 04 năm 2015.Ảnh Sergio Candia / Reuters.

31. Đám sét trong cột tro núi lửa phun trào của núi lửa Calbuco gần Puerto Varas, Chile, vào ngày 23 tháng 04 năm 2015. Ảnh David Cortes Serey / AP.

32. Sét núi lửa phía trên núi Calbuco đang phun trào, ngày 23 tháng 04 năm 2015, nhìn từ Frutillar, Chile. Ảnh Martin Bernetti / AFP / Getty.

33. Núi lửa Calbuco vào ban đêm, Puerto Varas, Chile, ngày 24 tháng 04 năm 2015. Ảnh Martin Bernetti / AFP / Getty

Bùi PHúc (tổng hợp)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/nui-lua-san-cristobal-am-am-phun-khoi-bui-cao-17-km-555715.html