Nữ y tá thực hiện bộ ảnh hành trình tìm lại chính mình sau khi bị lạm dụng tình dục

Một y tá kiêm nhiếp ảnh gia đã quyết định ghi lại chuỗi ngày tự vươn lên của bản thân sau vụ lạm dụng tình dục cùng thông điệp truyền thông ý nghĩa.

Rosem Morton - một y tá kiêm nhiếp ảnh gia ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã từng là nạn nhân của vụ lạm dụng tình dục. Cô đã trải qua những tháng ngày kinh hoàng, khủng khiếp với những đau khổ dằn vặt. Không chấp nhận để mình sống một cuộc đời như thế, cô đã tìm cách thoát khỏi hố sâu quá khứ thông qua bộ ảnh cảm xúc của chính mình.

Cô gái thực hiện bộ ảnh hành trình tìm lại chính mình sau khi bị lạm dụng tình dục

Sau khi tôi bị cưỡng hiếp, những ngày tiếp theo dường như chẳng bao giờ kết thúc. Cảm giác như tôi tự mình thoát khỏi một cái hố rất sâu, nghẹt thở, đói khát và chết chóc. Tôi không thể ngủ được. Tôi không thể ăn. Tôi không thể làm việc. Tôi chỉ tồn tại trong một không gian mà nỗi hoảng loạn hiện hữu thường xuyên không thể nào đoán trước. An toàn ở đâu? An toàn là gì? Tôi choáng ngợp và kinh hoàng. Cảm giác ấy quá nặng nề, tôi phải tìm cách trút đi. Và trong khi cố gắng hiểu ý nghĩa những gì mình đang trải qua, tôi đã quyết định cầm camera lên chụp ảnh.

Tôi chụp tất cả mọi thứ từ những gì tôi đang thấy cho đến những gì đang xảy ra với những cảm giác của tôi. Tất cả những kẻ sống sót luôn hiện hữu xung quanh ta. Vì nếu không như vậy, chúng đã chẳng thể nào tồn tại. Và tôi chụp lấy những bằng chứng của sự sống ấy, bằng chứng về sự đấu tranh sống còn của tôi. Tôi bắt đầu lấy lại được kĩ năng sinh tồn thông qua ống kính. Việc chụp ảnh phần nào thể hiện những nỗi buồn và nỗi đau thầm lặng tôi phải gánh chịu.

"Tôi đã dành rất nhiều thời gian đằng sau cánh cửa đóng kín và tôi bắt đầu chú ý đến sự đến và đi của ánh sáng. Giơ tay lên đón ánh nắng, tôi tự nhắc nhở mình rằng tôi vẫn còn sống".

"Tôi đã dành rất nhiều thời gian đằng sau cánh cửa đóng kín và tôi bắt đầu chú ý đến sự đến và đi của ánh sáng. Giơ tay lên đón ánh nắng, tôi tự nhắc nhở mình rằng tôi vẫn còn sống".

"Khi kể với chồng chuyện mình bị cưỡng hiếp, tôi đã nói: "Em sẽ tiếp tục đi điều trị tâm lí trong vài tháng và để lại mọi thứ phía sau". Tôi đã gặp bác sĩ tâm lí mỗi tuần trong vòng 4 tháng. Kết thúc đợt điều trị, tôi gục ngã trên vô lăng ô tô và nhận ra, cuộc đấu tranh chỉ vừa mới bắt đầu".

"Tôi luôn trấn an bản thân bằng câu thần chú: Mình an toàn rồi!"

Theo Mạng lưới hiếp dâm, lạm dụng và loạn luân Quốc gia (RAINN), 92 giây trôi qua thì có 1 người Mỹ bị tấn công tình dục. 1 trong 6 phụ nữ Mỹ từng là nạn nhân của tấn công tình dục, thậm chí bị cưỡng hiếp. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho biết bạo lực tình dục gây ra các vấn đề sức khỏe mãn tính, giảm năng suất làm việc, tệ nhất là tăng nguy cơ bạo lực tình dục với bạn tình.

Những thống kê này rất đáng báo động, nhưng một năm trước tôi đã không suy nghĩ nhiều. Tôi ngây thơ tin rằng nếu mình làm theo những gì được dạy - tránh con hẻm tối tăm, tránh ăn mặc quá khiêu khích và luôn cảnh giác với người lạ - tôi sẽ không gặp phải rủi ro nào. Thế nhưng điều đó đã xảy ra với tôi. Vụ cưỡng bức ấy đã phá tan con người tôi, trái tim tôi thành ngàn mảnh vỡ.

"Tháng 10, tôi nhận được cuộc gọi từ kẻ đã hãm hiếp mình. Đó không phải là sự thừa nhận lỗi lầm hay lời xin lỗi. Nó chỉ là cú điện thoại để gã đàn ông kể về cảm xúc sau khi mọi chuyện bị vạch trần. Thật sự điều đó quá tồi tệ, khiến tôi vô tình lái ô tô đâm mạnh vào gara và làm vỡ kính chiếu hậu... Vài ngày sau, tôi thấy mình trong những mảnh vỡ".

"Trên một mảnh giấy rách, tôi đã viết chi tiết về cuộc tấn công của mình để chồng tôi đọc khi anh ấy sẵn sàng".

"Bức ảnh này được chụp vào tháng 2, là lần đầu tiên kể từ vụ tấn công, tôi đi một mình đến một nơi mà không ai biết tôi là ai".

Tôi cố gắng trốn chạy ra xa và hét lên “không, không, không”. Nhưng hắn ta không dừng lại. Tôi nhớ mình run rẩy không kiểm soát được vào ngày hè nóng bức ấy. Cảm giác như một khoảng trống bất tận đang ăn mòn tôi từ trong ra ngoài. Tôi không còn gì cả. Nhưng tôi không muốn tập trung vào các chi tiết của vụ cưỡng bức. Với tôi, điều cần chú ý hơn là hậu họa của nó.

"Lá thư của chồng tôi viết rằng: "Anh biết rằng em mạnh mẽ, nhưng giờ đây anh mới hiểu em thực sự mạnh mẽ đến thế nào. Em đã gặp thử thách khó khăn hơn bất kì ai đã trải qua, nhưng anh có thể nhìn thấy quyết tâm và sự mạnh mẽ của em để vượt lên... Anh yêu em vì tất cả mọi thứ".

"Những bức ảnh cũ bị xé nát và tôi đang đón chờ những khởi đầu mới".

Tôi sợ hãi nhìn kẻ hành hung mình bỏ đi và đi bộ 1 tiếng đồng hồ về nhà. Tôi tâm sự với bạn thân về chuyện vừa xảy ra nhưng không được sự thông cảm: “Chuyện đó làm sao có thể xảy ra được”. Chúng tôi đã làm theo mọi thứ mình được dạy. Tại sao nó vẫn cứ diễn ra? Tôi gọi cho chồng mình, và anh ấy hỏi đã báo cảnh sát chưa. Tôi đã không làm việc đó. Tôi bị đóng băng lại. Thật buồn cười khi cơ thể chúng ta tự lừa dối mọi suy nghĩ để bảo vệ chính chúng ta. Tại thời điểm đó, tôi cảm thấy như 1 ngày đã trôi qua trong khi chỉ có vài tiếng đồng hồ.

"Tôi luôn tìm cách thoát khỏi nỗi sợ hãi".

Trong vòng một tuần, tôi may mắn tìm được sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu – người đã giúp tôi đối mặt với những khủng hoảng tâm lý. Khi tôi chia sẻ câu chuyện của mình với nhiều người, tôi nhận về toàn là những chỉ trích. Một số người chỉ hỏi tôi đang làm thế nào để vượt qua, nhưng họ không quan tâm đến câu trả lời thành khẩn đến khổ sở của tôi.

"Tôi bắt đầu ăn cháo yến mạch vào mỗi sáng, nó giúp tôi cảm thấy bên trong mình bớt lạnh lẽo hơn".

Tôi quyết định báo cảnh sát về vụ hiếp dâm nhưng họ đều cho rằng trường hợp của tôi không đáng xử lý. Lúc đó, tôi mới chợt nhận ra vì sao gần 80% nạn nhân bị cưỡng bức và tấn công tình dục không tố giác thủ phạm (theo số liệu năm 2016 của Bộ Tư pháp Mỹ). Và mạng lưới RAINN cũng thống kê rằng cứ 1.000 thủ phạm thì có đến 995 tên không bị buộc tội. Có lẽ, nhiều lúc người ta đã chọn làm một điều dễ dàng thay vì điều đúng đắn.

Cuối cùng, tôi đã tìm được 1 cảnh sát chấp nhận thụ lý hồ sơ của mình. Tôi kể hết câu chuyện nhưng không bao giờ được nghe phản hồi về việc điều tra. Dù đau đớn, tôi đã tự đứng dậy vì chính bản thân mình! Đôi khi, điều đó có tác động lớn. Suốt cuộc hành trình vừa qua, việc chụp ảnh đã giúp tôi gượng dậy rất nhiều. Theo thời gian, tôi phát hiện ra những gì tôi khao khát, đó là được kết nối với chính mình.

"Tôi sẽ xăm những bông hoa dại lên người để minh chứng cho những gì mình đã trải qua".

Khi tôi hoàn thành dự án ảnh này, tôi học được rằng hiếp dâm không chỉ là cuộc tấn công vào tâm hồn, vào cơ thể của nạn nhân mà còn bóp nghẹt tiếng nói nữa. Chồng tôi vẫn hỏi: "Tại sao em lại chia sẻ dự án ảnh vào lúc này, tại sao không thể chờ đợi một thời gian nữa?". Tôi luôn trả lời: "Bởi vì nó rất quan trọng". Tôi nhìn thấy sự cần thiết của việc này.

Mặc dù hành trình đầy biến động này của tôi chưa thể kết thúc, nhưng tôi buộc phải lên tiếng và chia sẻ câu chuyện của mình. Cả thế giới có thể bắt ta phải im lặng, nhưng tôi đã quyết tâm nói lên điều mình đau trải qua. Dự án ảnh của tôi dành riêng cho các cô gái ngây thơ giống như tôi ngày xưa, và cho tất cả những ai nghĩ rằng bạn đang chống chọi mọi thứ một mình.

Xem thêm: Thực nạn bạo lực gia đình đáng báo động (Nguồn: Tri thức trẻ)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nu-y-ta-thuc-hien-bo-anh-hanh-trinh-tim-lai-chinh-minh-sau-khi-bi-lam-dung-tinh-duc-d146024.html