Nữ sinh 23 tuổi tạo ra túi thay thế túi nilon từ da và vảy cá

Trông giống như nhựa và có cảm giác giống như nhựa, nhưng MarinaTex không phải là loại polymer rắc rối đang lấp đầy đại dương với tốc độ từ 4,8 đến 12,7 tấn/năm. Được phát minh bởi Lucy Hughes, 23 tuổi, sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Sussex (Anh), MarinaTex là một chất liệu thay thế nhựa có thể phân hủy được làm từ da và vảy cá.

MarinaTex - loại bao bì bằng nguyên liệu từ vảy và da cá, có đặc tính phân hủy nhanh và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

MarinaTex - loại bao bì bằng nguyên liệu từ vảy và da cá, có đặc tính phân hủy nhanh và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Lucy là người chiến thắng Giải James Dyson tại Anh năm 2019, với số tiền thưởng là 2.000 bảng Anh. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên dành cho các sinh viên có những phát minh hữu ích, gần gũi với cuộc sống và truyền cảm hứng sáng tạo cho thế hệ sinh viên tiếp theo.

MarinaTex linh hoạt như nhựa nguyên chất, nhưng có thời gian phân hủy ngắn. Trung bình, vật liệu này có thể phân hủy trong môi trường đất với thời gian khoảng từ 4 đến 6 tuần.

MarinaTex được làm từ da cá và vảy có protein được chiết xuất và liên kết bởi tảo đỏ. Kết quả là một vật liệu co giãn và linh hoạt, phù hợp nhất để làm ra những túi sử dụng một lần như túi đựng bánh sandwich và bánh mì.

Lucy đã phát triển MarinaTex như dự án tốt nghiệp của cô cho khóa học thiết kế sản phẩm tại Đại học Sussex, với mong muốn tạo ra thứ gì đó có lợi cho môi trường.

"Tôi không muốn sử dụng các vật liệu tự nhiên nguyên chất nên tôi đã thử thách bản thân bằng việc bắt đầu với chất thải", Lucy nói. “Đối với tôi, một sáng kiến hay là phải hạn chế được hành vi không tốt của con người với thiên nhiên nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.”

Không giống như một số loại nhựa phân hủy sinh học hiện nay, vật liệu sinh học của Lucy sẽ không cần thiết lập hệ thống hạ tầng thu gom chất thải từ vẩy và da cá quy mô lớn và riêng biệt.

Một lợi ích khác là quy trình sản xuất ra MarinaTex không tiêu tốn nhiều công sức và năng lượng. Mặt khác do nó làm từ phụ phẩm thải ra từ quá trình xử lý cá, nên sẽ không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của Trái đất.

Cơ quan Quản lý ngành Công nghiệp chế biến cá biển của Anh cho biết, trung bình mỗi năm tại Anh, quá trình xử lý cá thải ra tới 500.000 tấn phụ phẩm hàng năm, trong đó có vảy cá. Theo Lucy, lượng vảy và da cá từ chỉ một con cá tuyết Đại Tây Dương là đủ để sản xuất 1.400 túi MarinaTex. Vì vậy, nó là giải pháp để góp phần hạn chế tình trạng này.

Lucy không phải là người đầu tiên khai thác tính dẻo từ da và vảy cá, nhưng sáng này của cô đưa nhựa sinh học tiến thêm một bước, cho thấy các ứng dụng thực tế có thể được ra từ các bộ phận của động vật và thực vật dưới nước.

Mai Anh (t/h)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/nu-sinh-23-tuoi-tao-ra-tui-thay-the-tui-nilon-tu-da-va-vay-ca-90203.html